Gọi đại ngàn trong từng món ngon Đắk Nông
Đắk Nông là 1 trong 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên, không chịu thua kém những tỉnh khác, Đắk Nông cũng đã tích trữ cho mình một vốn liếng những món ăn được coi đặc sản, chỉ có thể được tìm thấy và ngon nhất ở tỉnh Đắk Nông mà thôi.
Nếu có thời gian, có thể làm một chuyến du ngoạn khắp các tỉnh Tây Nguyên và dừng chân nghỉ trạm tại tỉnh Đắc Nông để chúng tôi có cơ hội được giới thiệu đến bạn những món ăn làm nên nền văn hóa rực rỡ nơi đây.
Cà phê Đức Lập
Về Đức Lập, thưởng thức ly cà phê sáng thơm nức thì mọi sự ngái ngủ sẽ bị dập tắt ngay thôi.
Cà phê Việt Nam được biết đến là thơm ngon và nguyên chất, được xuất khẩu ra nước ngoài và luôn được khách hàng yêu thích. Một trong số đó, ngay ở tỉnh Đắc Nông này có món cà phê Đức Lập, nơi này có đất đai thỗ nhưỡng rất phù hợp để phát triển cây cà phê.
Trong những năm vừa qua, ngoài việc cung cấp nguồn nguyên liệu xuất khẩu, một số đơn vị đã đầu tư và sản xuất ra thị trường loại cà phê bột mang thương hiệu Cà phê Đức Lập đang dần dần tạo được chỗ đứng trên thị trường.
Khoai lang Tuy Đức
Đất đai thổ nhưỡng nơi đây không chỉ cho người Đắk Nông cây cà phê Đức Lập thơm ngon trĩu hạt mà còn nuôi dưỡng những củ khoai lang Tuy Đức to, chắc, không bị sâu bệnh, khi nấu lên củ khoai mang hương vị thơm ngon, bùi, ngọt, hàm lượng tinh bột cao, khi ăn mang những nét đặc trưng riêng biệt, không thể nào bị pha trộn trong những giống khoai khác.
Xuất xứ của giống khoai Tuy Đức này là giống khoai Benzen được người dân xã Đắk Búk So (huyện Đắk R’lấp nay thuộc địa bàn huyện Tuy Đức) đưa về trồng khi mới thành lập tỉnh. Và hiện nay thì giống khoai này được nhiều doanh nghiệp thu mua để sản xuất ra các mặt hàng như bánh, mứt, kẹo… rồi xuất khẩu lại sang thị trường Nhật Bản, thị trường ở Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Malaysia.
Trái cây Đắk Glong
Điều kiện đất đai nơi đây còn tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho nhiều thức trái cây ăn quả thơm ngon như cam, quýt, bơ, thanh long ruột đỏ, dưa, chuối…
Theo thống kê, toàn huyện Đắc Glong đã có khoảng 1.000 ha cây ăn trái mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho người dân. Trong những năm gần đây, nhiều người dân huyện Đắk Glong đã đưa giống ổi siêu sạch vào sản xuất và được ứng dụng công nghệ cao vào trồng, đúng quy trình kỹ thuật khắt khe, cách ly 100% với các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… Nhờ thích hợp hợp tốt với đất thổ nhưỡng và khí hậu vùng đất Đắk Glong nên giống ổi này phát triển tốt, trái bóng đẹp, giòn, ngọt dịu và có trái thơm quả ngọt quanh năm.
Rượu cần
Đến với Tây Nguyên thì không thể nào không tham gia vào đêm đốt lửa hội của người dân tộc Tây Nguyên được, và trong bất kỳ một lễ hội, một dịp quan trọng nào người ta đều thấy bóng dáng của ché rượu cần, trên miệng thì bung tỏa bao nhiêu là cần uống rượu được làm bằng ống nhựa hoặc ống nứa.
Người Tây Nguyên nói chung và người dân ở tỉnh Đắk Nông nói riêng học đều yêu cái không khí lễ hội, khi mà họ được đều quây quần bên nhau, bao quanh ché rượu cần, cùng chụm vào nhau cùng uống mà không cần ngần ngại, rồi say sưa lắc lư dưới ánh lửa bập bùng theo nhịp cồng chiêng.
Cá lăng sông Sêrêpốk
Có vẻ như loài cá lăng đuôi đỏ rất “hạp” với sông Sêrêpốk chảy qua địa bàn huyện Krông Nô, huyện Cư Jút, nên ở đây loài cá này xuất hiện rất nhiều, nơi đây được coi là “xứ sở” của loài cá lăng đuôi đỏ.
Thịt cá lăng béo, có vị ngọt, giàu dinh dưỡng nên bất kỳ món nào được chế biến từ cá lăng đều thom ngon. Hiện nay, ngoài loài cá sống tự nhiên ở sông Sêrêpốk, người dân Cư Jút đã tổ chức nuôi theo phương thức lồng, bè để tạo ra nguồn sản phẩm dồi dào.
Cơm lam
Người dân miền Tây Nguyên thường xuyên phải lên nương, lên rẫy làm việc cả ngày trên đó, nên để có thể dễ dàng mang theo lương thực và học thật sáng tạo, đã nghĩ ra cách làm món cơm lam vừa tiện lợi, mà vừa cực kỳ thơm ngon.
Những hạt cơm lam khi nấu lên nở bung, dẻo và tỏa mùi thơm hấp dẫn vì đó vừa là loại gạo đã được tuyển chọn, trước khi đem nấu, gạo cũng được ngâm với một loại lá thơm qua đêm, nên hương vị của món cơm càng tăng lên.
Canh thụt đọt mây
Những món ăn của Tây Nguyên ngon lạ không chỉ vì được làm từ những loại nguyên liệu lạ mà còn được nấu trong những đồ dùng lạ không kém.
Như món canh thụt đọt mây này đi, thay vì nấu trong nồi thì người dân tộc M’nông, Mạ ở các vùng Đắk R’lấp, Tuy Đức, Đắk Glong, Đắk Song, thị xã Gia Nghĩa, lại được nấu trong ống lồ ô để đãi bạn bè, khách quý và dùng trong các lễ hội.
Tất cả những nguyên liệu nấu canh bao gồm đọt mây rau nhíp, măng, thịt hoặc cá suối, ít con mối và vài con dế dũi… được dồn hết vào ống lồ ô tươi, bịt kín đầu. Khi nấu vừa chín tới, dùng một đoạn dây mây có gai đâm vào trong ống làm cho các nguyên liệu nhừ nát hòa vào nhau. Sau cùng thì gia vị được nêm nếm cho vừa ăn. Món ăn này không chỉ là một món đặc sản đặc biệt hấp dẫn mà còn được người dân nơi đây coi là loại thực phẩm hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết của người dùng.
Lẩu lá rừng
Người Tây Nguyên cứ thích sử dụng nhiều loại lá cây rừng trong món ăn của mình, họ ghiền cái hương vị rất riêng của mỗi loại lá, mỗi loại mỗi vị nhưng khi kết hợp với nhau lại tạo ra tạo ra một màu sắc hoàn toàn mới. Kể ra cũng phải đến mười mấy loại lá cây rừng nhưng không có loại nào có độc hay chống nhau nên vừa dinh dưỡng vừa cuốn hút, càng ăn càng mê.
Cùng với các loại lá, mắm thịt và nem thính phụ họa, được cuốn vào lá, vị cay cay nồng của lá tươi cộng với vị đậm của mắm thịt, vị khô của nem thính cho ta nhiều cảm giác rất lạ ở món lẩu lá rừng.
Măng chua rừng
Măng tươi đem giã dập với ớt rồi đem ủ trong chộ sành, khoảng hai tuần sau, lấy măng ra thì măng có được độ chua vừa ăn. Miếng măng được ngâm giòn khi ăn cắn vào nghe sần sật, nước có vị chua, cay, đắng, ngọt, đủ vị.
Trong những miếng ngon của rừng, thì có thể nói măng chua cũng là một món ăn khoái khẩu của đồng bào dân tộc nơi đây.
Cà đắng
Món cà đắng được mọc dại ở khắp mọi vùng núi của Tây Nguyên, vị thế mà dù ở Đắk Lắk hay Lâm Đồng, dù ở Gia Lai hay Kon Tum, Đắk Nông cũng vậy, người dân bản địa đều yêu thích vị đắng của loại cà dại có quả thon dài, trái có vằn dọc trắng xanh như trái dưa này.