Những món ngon không thể không thử khi du lịch Vĩnh Long
Nội dung chính
Vĩnh Long có một nền văn hóa khá đặc trưng, là sự giao thoa và hòa quyện giữa văn hóa của các dẩn tốc Kinh, Hoa, Khmer khi cùng chung sống ở nơi đây. Vĩnh Long cũng là nơi tồn tại của nhiều loại hình văn học dân gian như nói tuồng, nói thơ Vân Tiên, nói vè, hát Huê Tình, hát cải lương,… Nơi đây có nhiều di tích lịch sử thu hút đông đảo khác du lịch, trong đó có thể kể đến như đình Tân Giang, Văn thánh miếu Vĩnh Long, khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, thành Long Hồ,…
Nhắc đến Vĩnh Long cũng là nhắc đến quê hương tươi mát với những miệt vườn xanh tươi đày những quả thơm trái ngọt. Ẩm thực Vĩnh Long cũng đầy ắp những món ngon được biến hóa một cách tài tình từ đôi bàn tay đa tài của người đầu bếp nơi đây, khiến du khách phương xa mê mẩn.
Đặc sản miền sông nước Vĩnh Long
1. Ốc lác hấp lá gừng
Món ăn dẫn dã dễ làm này muốn ăn cũng không khó song bạn phải chịu khó trải qua nhiều công đoạn chế biến mới được. Từ bắt ốc, ngâm ốc trong nước vo gạo, rồi luộc chín ốc với lá sả lá bưởi. Sau đó lại tiếp tục lấy thịt ốc thái nhỏ trộn cùng với thịt nạc băm nhuyễn, nấm rơm thái nhỏ, bún tàu, các loại gia vị như ớt băm, hạt tiêu, bột ngọt. Cuối cùng mới nhồi nhân vào trong con ốc và đem đi hấp chín.
Món ốc này có nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm nhưng đòi hỏi người làm phải chăm và kỹ một chút. Ốc hấp vừa giòn giòn ở thịt của ốc, mềm béo của thịt nạc, các loại bún, nấm và gia vị đều làm tăng thêm độ đặc biệt cho hương vị của món ăn. Mộc mạc, đơn giản vậy thôi mà cuốn hút vô cùng.
2. Cá lăng nấu ngót
Lại là một món ăn bình dân và cực kỳ dễ làm, cũng rất quen thuộc trong đời sống của người dân Vĩnh Long, đó là món cá lăng nấu ngót. Cá lăng nấu ngót thường ăn kèm cùng với dưa leo, rau sống, ngó sen hoặc ăn với bông súng bóp dấm đều ngon, đồng thời người ta cũng dùng nó để ăn với com bún. Cá lăng được nấu theo cách này rất đưa cơm, miếng cá được nấu kỹ dai thơm, kết hợp cùng với vị chua, ngọt của các loại gia vị đi cùng mang đậm hương vị đồng quê gió nội.
4. Cá cháy Trà Ôn
Là một đặc sản của một vùng đất nhỏ nằm bên bờ sông Hậu thuộc xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn, cá cháy có khá nhiều xương nhưng thịt cá ngon, ăn rất bổ béo. Muốn ăn được cá cháy ngon, thường người ta sẽ phải thức dậy thật sớm khi những tiếng rao bán cá cháy vang trên sông.
Cá cháy ngon có nhiều cách thưởng thức khác nhau, để ăn với cơm trong gia đình thì người ta sẽ làm cá kho mặn trên bếp cho đến khi xương cá mềm nhừ; vào những ngày hè nóng nực thì một tô canh chua cá cháy nấu với bạc hà, đậu bắp, giá và bông điên điển thì “êm” lắm; hoặc cháo cá cháy cũng ngon miệng và đậm đà không kém món ăn nào khác. Có người lại còn bị mê hoặc bởi cái vị giòn mà ngon lạ của trứng cá cháy nữa kìa.
5. Cá tai tượng chiên xù
Ở đồng bằng sông Cửu Long có khá nhiều cá tai tượng nhưng có lẽ ngon nhất vẫn là cá trong vùng nước ngọt ở Vĩnh Long. Cá tai tượng ngon nên có chế biến theo cách nào cũng ngon. Nhưng đúng bài nhất thì cứ phải chiên xù lên cả con vậy mới gọi là chuẩn.
Cá tai tượng được chiên xù nguyên con lên, phần xa cá và vây, đuôi và đấy cá cứ giòn rụm, vàng ươm lên nhìn đã mắt vô cùng. Gắp một miếng cá chiên ăn bỏ vào bánh tráng, cuốn chung với bún tươi, rau sống rồi chấm vào chén nước mắm pha chua ngọt tài tình nữa, việc quan trọng nhất trong lúc đó chính là thưởng thức món ăn.
6. Chuột đồng nướng Vĩnh Long
Vào mùa, những con chuột đồng đã ăn no lúa, béo ngậy chính là món ăn khoái khẩu của cánh mày râu nơi đây. Những con chuột ngon nhất được bắt rồi thì người ta sẽ thui rơm cho trụi hết lông chuột, sau đó mới đem lột da, bỏ đầu, lấy hết nội tạng của con chuột ra cho thật sạch rồi kẹp vào nẹp tre để nướng.
Thịt chuột nướng thơm nức mũi, vàng ruộm ngon mắt, nhất là khi ăn kèm với chuối chát, kế hay các loại rau thơm khác. Thịt chuột nơi đây còn được vị như thịt gà trắng thơm và mềm. Với một vào người món ăn này có vẻ khá khó nhằn, nhưng nếu đã can đảm thử một miếng rồi thì nó lại là món nhắm trên cả tuyệt vời.
Đặc sản miệt vườn Vĩnh Long
1. Cam xoàn
Cam xoàn Vĩnh Long không những đã có tiếng khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long lâu nay mà còn là thức trái được người dân khắp miền Nam và khắp cả nước biết đến. Cam xoàn cùng họ với cam mật, vỏ cam mỏng, có những vòng xoáy như đồng tiền, trái cam xoàn thường nhỏ, ruột cam có màu vàng, vị ngọt thanh, mùi thơm nhẹ và múi dẽ hơn các loại cam khác.
Hiện ở Vĩnh Long thì cam xoàn được trồng nhiều nhất ở huyện Trà Ôn, đây là một thức quả ngon, rất có giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe mọi người nên phù hợp để làm quà cho bạn bè, người thân của mình.
2. Thanh trà
Những chùm quả thanh trà tròn trịa, vàng ươm luôn khiến di khách khắp nơi xao xuyến lòng mỗi độ tháng giêng, tháng 3. Ở Vĩnh Long, thanh trà được trồng khá nhiều, nhiều nhất là ở các ấp Đông Hòa, Mỹ Hòa thuộc xã Đông Thành, huyện Bình Minh.
Thanh trà có trái ngọt trá chua. Trái chua thì chấm muối ớt ăn hoặc dằm đường với nước đá làm nước giải khát rất tuyệt, mùa hè mà có một ly thanh trà dầm thì thôi rồi. Đi đâu du lịch chứ mà đã du lịch Vĩnh Long vào khoảng tháng giêng đến tháng 3, lúc về kiểu gì cũng phải có túi thanh trà vàng tươi làm quà mới được. Thanh trà bóc ăn liền cũng ngon, làm mứt cũng ngon mà để nấu canh chua cá lóc, kho cá rô cũng tuyệt nhé.
3. Bưởi năm roi
Cũng như cam xoàn hay thanh trà thì bưởi năm roi cũng khá phổ biến ở Vĩnh Long. Ở đây, bưởi được trồng tập trung chuyên canh ở vùng bưởi Bình Minh, là vùng bưởi ngon có tiếng ở khắp đồng bằng sông Cửu Long.
Bưởi năm roi có vỏ ngoài dày, nhìn chứ như quả lê phóng to, bưởi chín có màu vàng, trên vỏ nổi nhiều tuyến dầu nên bề mặt vỏ nhám. Các múi bưởi lớn, vàng hơi vàng và mọng nước. Vị bưởi ngọt thanh và có rất ít hột. Bưởi năm roi Vĩnh Long thơm ngon, chất lượng, thích nhất là về vườn, chọn một trái và ăn ngay dưới gốc cây. Dưới cái thời tiết nắng nóng quanh năm của miền Nam nữa thì mát lắm.
4. Khoai lang
Nhờ sự thuận lợi về đất đai cũng như khí hậu nơi đây mà những củ khoai lang hình thành vừa to, vừa đẹp, củ nào củ nấy đều rất bùi và thơm ngon, ngọt lòng.
Không chỉ có khoai ngon, người Vĩnh Long còn rất biết cách ăn khoai sao cho không bị ngán. Như cách luộc hoặc hấp chín khoai lang, chờ nguội thì cắt thành từng miếng nhỏ, cùng với dừa khô nạo, muối mè, đậu phộng, rau sống và rau thơm. Khi ăn, bạn dùng lá cách cuốn lấy miếng khoai, dừa nạo, rau thơm rồi chấm với mắm sống, hương vị thơm ngon mà đặc biệt khó tả. Ngoài ra người ta còn ăn khoai lang với ba khía, hay khoai luộc cuốn cá cách chấm nước mắm chua nữa kìa. Món ăn nhà nghèo này mà ăn vào những lúc còn đang đói, bụng còn rỗng thì mới cảm nhận được hết hương vị của nó.