Ẩm thực vừa là trải nghiệm, vừa là thử thách khi đến với Sơn La

Là một tỉnh nằm ở miền núi Tây Bắc nên ẩm thực Sơn La có mang những màu sắc rất núi rừng như các vùng lân cận, song bên cạnh đó Sơn La lại được thiên nhiên phú cho những sản vật độc đáo từ trong suối, trong rừng mà khi đến với Sơn La, du khách sẽ được trải nghiệm những món ăn ngon rất Sơn La, rất riêng chứ không bị hòa lẫn.

Tỉnh Sơn La tuy không phát triển mạnh về du lịch, nhưng chình vì địa hình nơi đây có phần phức tạp, nhiều đồi núi, sông suối vẫn còn giữ được những nét hoang sơ đầy ma mị cùng sự sinh sống của nhiều đồng bao dân tộc với các phong tục, lễ hội độc đáo. Chính vì lẽ đó mà hằng năm Sơn La vẫn đón những đoàn khách từ trong và ngoài nước đến thăm với một điểm chung là họ vừa thích cảnh sắc, con người và cả ẩm thực nơi đây.

Những đặc sản đậm đà hương vị núi rừng Sơn La

Nộm da trâu

Ẩm thực vừa là trải nghiệm, vừa là thử thách khi đến với Sơn La 1

Người ta bóp da trâu với nước măng chua để tạo được vị chua và mui thơm lạ cho món ăn.

Nếu như khi đến những nơi khác, bạn thường thấy người ta dùng da trâu để làm mặt trồng thì khi đến với Sơn La, bạn sẽ thấy người ta đung da trâu để chế biến thành món ăn, đó chính là món nộm da trâu, một đặc sản của người dân tộc Thái sống ở địa bàn tỉnh Sơn La.

Da trâu thường rất dày và cứng nên người chế biến da trâu phải qua nhiều công đoạn sơ chế thì da mới mềm, thái da thật mỏng, thật đều tay được. Người ta bóp da trâu với nước măng chua để tạo được vị chua và mùi thơm lạ cho món ăn. Trong món nộm này còn có thêm các loại rau mùi tàu, mùi ta, đậu phộng để gia tăng hương vị. Bạn sẽ bị thuyết phục với món ăn có độ giòn dai này.

Thịt gác bếp

Có thể nói thịt gác bếp vừa là đặc trưng của Tây bắc vừa mang những nét ẩm thực riêng của Sơn La, bởi khi đến đây, người ta đã có những cách chế biến, ướp gia vị đặc biệt hơn cho phù hợp với văn hóa, con người mình.

Ẩm thực vừa là trải nghiệm, vừa là thử thách khi đến với Sơn La 2

Thịt hun khói bên trong phần thịt hồng hồng, ăn rất dai, ngọt và vẫn còn ngai ngái mùi khói.

Thịt gác bếp có thể là thịt lợn, trâu hay bò; điểm chung của chúng là đều được chăn thả rông trên các sườn đồi, vùng núi nên thịt cũng chắc hơn, ngọt hơn. Trước khi đem treo lên bếp để hun khói thì thường người ta sẽ ướp gia vị trước, trong đó có hạt mắc khén. Khi hun khói, bên ngoài thì các thớ thịt sẫm màu nhưng khi xé ra thì bên trong là phần thịt hồng hồng, ăn rất dai, ngọt và vẫn còn ngai ngái mùi khói. Đối với một số người, chính mùi khói đó làm cho món thịt khó ăn hơn những thực tế mùi khói đó chính là điều tạo nên sự hấp dẫn, khác biệt so với các món thịt khác.

Pa pỉnh tộp

Ẩm thực vừa là trải nghiệm, vừa là thử thách khi đến với Sơn La 3

Pa pỉnh tộp là một cách gọi khác của món cá nướng gập.

Pa pỉnh tộp là một cách gọi khác của món cá nướng gập. Có thể sử dụng cá chép, cá trắm hay cá trôi. Khi mổ cá người ta sẽ mổ theo dọc sống lưng con cá, chỉ lấy bỏ mật đi thôi rồi nhồi vào bụng cá các loại gia vị như gừng, sả, ớt, rau thơm, rau mùi và mắc khén. Tiếp tục gập đôi con cá lại, kẹp chặt vào kẹp tre để nướng trên than hồng.

Những con cá sau khi nướng chín có màu vàng đều, không bị cháy, không bị ám khói và thơm mùi tự nhiên. Thịt cá trắng tinh, béo ngọt, các gia vị làm tăng thêm độ đậm đà cho món ăn. Món ăn này khá phổ biến ở các tỉnh Tây Bắc, ai đã lỡ ăn rồi thì cứ bồi hồi nhớ mãi.

Nậm pịa

Nậm pịa của người Thái, bạn nhất định không thể bỏ qua việc thưởng thức món ăn nổi tiếng ngất trời này khi đến với Sơn La đâu đấy nhé.

Ẩm thực vừa là trải nghiệm, vừa là thử thách khi đến với Sơn La 4

Ăn nậm pịa vừa là thử thách, vừa là trải nghiệm thú vị của bất kỳ ai muốn khám phá hết những đặc sắc của ẩm thực Tây Bắc.

Để chế biến món nậm pịa thì người ta dùng ruột non của trâu bò hoặc dê sau đó vuốt hết phần ruột ở bên trong ruột ra, lọc lại bằng vải mềm, trộn vào nước này gừng, sả, ớt, mắc khén và lá chanh băm nhỏ. Thêm một ít tiết tươi, các phần nội tạng như dạ dày, cuống tim hay đuôi, ruột của con bò, dê. Bắc lên bếp đun cho sôi thì sẽ được một món ăn sền sệt.

Thường nậm pịa ăn kèm với các loại thịt bò hoặc thịt dê luộc. Món ăn này có vị đăng đắng, nhưng càng ăn thì lại cảm nhận được vị ngọt nhẹ, thơm của các loại gia vị. Chấm một miếng thịt luộc vào nậm pịa rồi đưa lên miệng thưởng thức. Đây vừa là thử thách, là trải nghiệm thú vị của bất kỳ ai muốn khám phá hết những đặc sắc của ẩm thực Tây Bắc.

Ốc Suối Bàng

Ẩm thực vừa là trải nghiệm, vừa là thử thách khi đến với Sơn La 5

Ốc đá Suối Bàng thường chỉ xuất hiện ở những khu rừng rậm, nhiều cây cối.

Ở Suối Bàng, một xã thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, vào mùa mưa khoảng tháng 4 đến cuối tháng 8 thì ở đây thường xuất hiện loài ốc đá, một đặc sản thơm ngon của vùng rừng núi ẩm thấp này. Ốc đá Suối Bàng thường chỉ xuất hiện ở những khu rừng rậm, nhiều cây cối, đã vậy lại chỉ bò ra vào những ngày mưa ẩm ướt rét mướt nữa chứ, vì thế mà thưởng thức được một đĩa ốc Suối Bàng quả rất quý.

Ở Sơn La, người ta thường chỉ chế biến bằng cách đơn giản mà thôi. Ốc sau khi rửa sạch sẽ được luộc lên, không cần phải hấp với lá chanh hay gừng sả nhưng thịt ốc với khá thơm, giòn giòn và ngon ngọt. Nước chấm ăn với ốc đá Suối Bàng luộc cũng chỉ có nước mắm với vài lát ớt tươi cho có vị cay, kích thích vị giác. Món ăn chỉ có thế thôi, không màu mè rực rỡ cũng chẳng được chế biến cầu kỳ công phu mà vẫn khiến người ăn nhớ và quyến luyến mãi.

Cơm lam

Ẩm thực vừa là trải nghiệm, vừa là thử thách khi đến với Sơn La 6

Với đồng bào miền núi thường phải đi nương, đi rẫy xa thì cơm lam là món không thể không có được.

Với đồng bào miền núi thường phải đi nương, đi rẫy xa thì cơm lam là món không thể không có được. Chính vì thế mà cứ nhắc đến cơm lam là người ta biết ngay đó là của vùng nào rồi. Còn ngày nay, khi đời sống người dân được cải thiện nhiều hơn thì cơm lam trở thành một món ngon, một đặc sản được du khách quan tâm.

Cơm lam được nấu từ gạo nương vụ tháng 9, tháng 10 âm lịch. Khi nấu cơm, gạo được cho vào trong ống tre, ống nứa, nút chặt lại rồi đem nướng trên bếp than đỏ lửa. Thưởng thức cơm lam cũng có thể coi là một nghệ thuận. Khi ăn, người ta từ từ tách những lớp từng phần vỏ tre để lộ phần cơm trắng nõn bên trong ra cùng với đó mùi thơm sực nức của nếp hòa với mùi thơm của tre.

Ẩm thực vừa là trải nghiệm, vừa là thử thách khi đến với Sơn La 7

Cơm lam ngon nhất là chấm với chẳm chéo.

Theo người địa phương nơi đây thì cơm lam ngon nhất là chấm với chẳm chéo – một loại muối hoặc ăn với gà rừng nướng mới ra được cái vị ngon của nó. Đây là món ăn nổi bật của người dân tộc Thái.

Chẳm chéo

Với người dân tộc Thái ở Tây Bắc nói chung và ở Sơn La nói riêng thì chẳm chéo vừa là món chấm cổ truyền, vừa là món chấm không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của họ. Họ có thể ăn mọi thứ với chẳm chéo, từ cơm lam, gà nướng, cá nướng đến xôi nếp,… Có chẳm chéo, nó sẽ mang lại một cảm giác rất mới lạ cho món ăn, chính vì thế mà chẳm chéo còn được cọi là linh hồn của ẩm thực Tây Bắc

Ẩm thực vừa là trải nghiệm, vừa là thử thách khi đến với Sơn La 8

Chẳm chéo còn được cọi là linh hồn của ẩm thực Tây Bắc.

Nguyên liệu để có được loại đồ chấm mang tên chẳm chéo đó chính là tỏi, ớt tươi, lá tỏi tươi, rau mùi, mắm, đường cùng với bột mặc khén. Tất cả được giã nhuyễn rồi trộn chung lại với nhau. Đầy đủ các vị trên đời đều tập trung tại đây.

Canh mọ

Canh mọ là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết của đồng bào Khơ Mú. Món ăn được chế chế biến từ thịt của các loại chuột, chim hay thịt sóc sấy khô, sau đó chăm nhỏ thịt ra trộn với hoa chuối, các loại rau thơm mắc khén, ớt chỉ thiên và tấm gạo nếp nữa. Tất cả các nguyên liệu này không được nấu trong nồi mà sẽ cho vào ống tre, đổ nước để đốt như các nấu cơm lam.

Ẩm thực vừa là trải nghiệm, vừa là thử thách khi đến với Sơn La 9

Canh mọ là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết của đồng bào Khơ Mú.

Khi chín và đổ ra bát, món canh mọ sền sệt như chá, sánh đậm, người ta dùng món canh mọ này để ăn chung với xôi nếp rất ngon.

Cháo mắc nhung

Hiện tại cháo mắc nhung là một món ăn của rất được ưa chuộng, là đặc sản của Sơn La, món ăn được nấu từ nguyên liệu chính là những quả mắc nhung chín mọng ở trên nương. Sau khi đem về rửa sạch thì đem nấu với gạo tấm, gừng xả. Sau khoảng 30 phút, món cháo mắc nhung ra đời. Món ăn sền sệt, vị ngai ngái đắng và thơm cay lạ thường.

Ẩm thực vừa là trải nghiệm, vừa là thử thách khi đến với Sơn La

Cháo mắc nhung sền sệt, vị ngai ngái đắng và thơm cay lạ thường.

Thường để gia tăng hương vị cho món cháo đặc sản này thì người dân Sơn La cũng cho thêm thịt lợn nướng khô hoặc thịt hun khói băm nhỏ rồi cho vào cháo. Mắc nhung là một loại quả có họ với cà chua nhưng lại rất nhỏ, thường chỉ nhỏ bằng hạt đu đủ, quả mắc nhung chín có vị cay và đắng ngọt nên mới tạo được cho món ăn một hương vị lạ đến như thế.