Những đặc sản Cần Thơ làm luyến lưu lòng người

Ca dao Việt Nam có câu: Cần Thơ gạo trắng nước trong/ Ai đi đến đó lòng không muốn về. Hiện Cần Thơ là thành phố lớn và phát triển bậc nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi đây có những nét văn hóa của đồng bằng sông Cửu Long, cũng mang những nét văn hóa của Tây Đô, điều này thể hiện rõ trong văn nghệ, tín ngưỡng, lỗi sống và ẩm thực.

Cần Thơ nằm ở trung tâm của miền Tây Nam bộ sông nước trù phú, không chỉ văn hóa, con người và sự phát triển mới là điểm hấp dẫn của nơi đây không thôi mà ẩm thực với những món ăn ngon khiến ai ai cũng không thể cưỡng lại, đến rồi lại không muốn về nữa. Bạn đã biết Cần Thơ có những món ngon gì chưa và bạn đã thử bao nhiêu món trong đó rồi?

Các loại bánh có tiếng ở Cần Thơ

1. Bánh tét lá cẩm

Những đặc sản Cần Thơ làm luyến lưu lòng người 1

Bánh tét lá cẩm

Chiếc đòn tét có màu tim tím vô cùng bắt mắt và nổi bật trong màu lá xanh với phần nhân ngon lành, béo bở với thịt, trứng vịt muối và nước cốt dừa, đó chính là một trong những đặc sản tuyệt vời nhất của thành phố Cần Thơ. Sở dĩ phần vỏ bánh có màu tím tự nhiên như vậy chính là nhờ gạo nếp được ngâm với lá cẩm tươi.

Món bánh tét thơm ngon, khi ăn nếp rất dẻo, thơm được hòa vào cái vị béo, ngọt thanh của thịt, mùi thơm, mằn mặn của trứng muối, ăn rồi mới thấy nó hoàn toàn khác với những món bánh tét khác. Du khách từ khắp nơi đến đây đều ăn và đều rất thích món ăn này, sau đó cũng không quên mang theo về vài đòn bánh làm quà cho bạn bè, người thân.

2. Bánh cống

Vào buổi xế chiều, người Cần Thơ có một món ăn vặt nhưng mà no, vừa dân dã lại ngon, rẻ đó chính là bánh cống. Bánh cống được làm từ bột có nhân là làm từ đậu xanh, thịt bằm và tôm. Tất cả được pha chế, hòa trộn lại với nhau một cách tỉ mĩ. Đồ dùng để làm bánh được gọi là cái cống, có lòng sâu, hình dáng như chiếc phin pha cà phê có tay cầm dài làm bằng nhôm.

Những đặc sản Cần Thơ làm luyến lưu lòng người 2

Bánh cống

Khi chiên bánh, người ta cho nhiều dầu vào một cái chảo sâu lòng, lượng dầu phải đủ ngập cái cống. Khi dầu sôi thì người ta cho bột vào cống, 1 muỗng đậu xanh và thịt để làm nhân bánh, tiếp tục cho thêm một lớp bột và trên cùng là vài con tôm. Cuối cùng mới nhúng cống vào chảo dầu cho ngập, chiên nhỏ lửa, chờ khi nào bánh chín thì lấy cống ra và đổ ra đĩa.

Muốn ăn bánh cống ngon là phải ăn kèm với các loại rau như diếp cá, cải đắng, xà lách, húng quế,…, chấm vào bát nước mắm chua ngọt nữa, tất cả cứ hòa quyện vào với nhau, cuốn hút và mê mẩn.

3. Bánh tầm bì

Những đặc sản Cần Thơ làm luyến lưu lòng người 3

Bánh tầm bì

Bánh tầm bì nơi đây luôn được để hấp trong xững trên bếp than nên dù khách đến ăn vào giờ nào cũng đều nóng hổi, thơm nức. Những sợi bánh tầm trắng tinh ăn cùng với những sợi bì mỏng tươm mỡ, cùng với rau, giá, dưa chua, nước cốt dừa béo ngậy hòa quyện, cả mỡ hành nữa. Món bánh ăn cùng với nước mắm vàng óng ánh. Món ăn giản dị, thuần khiết nhưng lại gắn liền với mảnh đất Cần Thơ trù phú, sôi động nên làm ai cũng thương cũng nhớ.

4. Bánh hỏi heo quay Phong Điền

Những đặc sản Cần Thơ làm luyến lưu lòng người 4

Bánh hỏi heo quay Phong Điền

Đĩa bánh hỏi trắng tinh được làm từ bột gạo có tẩm thêm ít mỡ hành khi ăn kèm với thịt heo quay có lớp vỏ giòn giòn, phần thịt ngọt thơm béo ngậy, cùng với rau thơm và nước mắm chua ngọt, ăn miếng nào ngon và chất lượng miếng ấy. Món ăn phổ biến và quen thuộc của người dân phong điền dễ làm du khách mê mẩn.

5. Bánh xèo

Có lẽ bánh xèo không còn là món bánh xa lạ gì với chúng ta. Ở Cần Thơ nói riêng, hay miền Tây nói chung, bánh xèo được đổ từ bột gạo pha với nước cốt dừa, nghệ củ và hành lá  thái mỏng, vì thế mà bánh thường có màu vàng nghệ đặc trưng. Bánh xèo được chiên giòn rụm với phần nhân có tôm, thịt, giá sống đặc trưng. Có nơi còn cho vào nhân bánh thịt vịt xiêm và củ hủ dừa nữa.

Những đặc sản Cần Thơ làm luyến lưu lòng người 5

Bánh xèo

Muốn ăn bánh xèo được ngon, trước hết không chỉ phụ thuộc vào người đổ bánh mà còn phụ thuộc vào nước chấm được pha chế như thế nào nữa. Nhiều khi người ta nhớ đến bánh xèo nhiều hơn, nhớ đến một quán ăn nào đó nhiều hơn là chính nhờ thứ nước chấm đó.

Những đặc sản khác của Cần Thơ

1. Nem nướng Cái Răng

Nem nướng từ Nam ra Bắc có rất nhiều nhưng qua mỗi vùng miền thì món nem lại được khoác một màu áo mới, mai một hương vị và sắc thái riêng cho phù hợp với khẩu vị và phong cách ăn uống của từng vùng miền. Còn ở Cần Thơ thì quận Cái Răng gây sự chú ý với món nem từ khoảng nửa thế kỷ trước và cho đến tận bây giờ, đây vẫn là một cái tên khiến bao người phải dành thời gian tìm đến và thử một lần cho biết.

Những đặc sản Cần Thơ làm luyến lưu lòng người 6

Nem nướng Cái Răng

Nem nướng Cái Răng được làm từ thịt lợn tươi quết dẻo rồi vo tròn lại thành từng viên nhỏ tròn, xâu vào thanh tre vuốt nhỏ rồi được nướng khéo trên bếp than hồng. Nem nướng Cái Răng này mà được phối hợp ăn kèm với rau thơm, chuối chát, dưa leo, khế chua thì “ngon hết sẩy”. Một chiếc bánh tráng, một ít các loại rau ăn kèm thêm vài viên nem, cuốn lại chấm vào chén nước chấm pha tỏi ớt nữa, chắc chắn thực khách không thể nào quên được hương vị này đâu.

2. Chuối nếp nướng

Những trái chuối nhỏ xinh, không dài như chuối nướng ở Sài Gòn, không mập như chuối nướng ở Mỹ Tho được người Cần Thơ nướng đến độ lớp ngoài vỏ nếp có màu nâu giòn và bên trong trắng mềm , phần chuối thì vừa chín tới mà không bị nhũn ra.

Những đặc sản Cần Thơ làm luyến lưu lòng người 7

Chuối nếp nướng

Những quả chuối nếp nướng được cuộn tròn trong những tấm lá chuối xanh tươi, nóng hổi, vừa cầm vừa thôi vừa ăn. Một món quà vặt thực sự ngon “tuyệt trần”, vừa thu hút lũ trẻ vừa quyến rủ người lớn.

3. Ốc nướng tiêu

Là những con ốc đã được luộc sơ trước rồi sau đó mới cho lên bếp để nướng lại. Ốc vừa được nướng, vừa được cho thêm phần nước mắm đã được pha sẵn tiêu, tỏi và bột ngọt. Nướng khi nào thấy phần nước trong ốc bắt đầu cạn dần là người ta sẽ lấy ốc ra và cho vào đĩa ăn cùng với rau răm. Ốc vừa nướng xong là ăn liền, nóng hổi, thơm phức, húp nước ốc cay cay, ngòn ngọt, thịt ốc giòn dai, đậm đà.

4. Lẩu bần Phù Sa

Những đặc sản Cần Thơ làm luyến lưu lòng người 8

Lẩu bần Phù Sa

Gọi là món lẩu bần thì dĩ nhiên gia vị chính của nó là từ trái bần rồi, đồng thời cái tên này cũng gợi lên một sự mộc mạc, dân dã của món ăn.

Món lẩu bần có vị chua chua thanh dịu từ trái bần mang lại, mà khi nấu phải dùng bần chín chứ không dùng bần sống sẽ khiến nồi lẩu có vị chát. Lẩu bần thường nấu với các loại cá da trơ như cá ba sa, cá tra. Ăn lẩu bần cùng với các loại rau quen thuộc của đồng ruộng như cọng súng, bắp chuối hột, bông so đũa, vào mùa nước nổi còn được thưởng thức thêm bông điên điển, còn hấp dẫn hơn nhiều.