Muốn ăn ngon hãy đến Hậu Giang
Hậu Giang là một tỉnh còn khá trẻ, chỉ mới được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ vào năm 2004. Trong thời gian đó, Hậu Giang cũng đã kịp thời sắm cho mình chiếc áo ẩm thực thật sự ấn tượng, khiến cho những tỉnh thành khác phải “dè chừng”.
Thực ra tôi chỉ nó đùa vậy thôi để bạn có thể hiểu được rằng, Hậu Giang có những món ăn mà chỉ trong thời gian không quá dài đã có thể trở thành đặc sản. Vâng, tôi sẽ không nói nhiều nữa mà đến ngay với danh sách những món ăn ngon của Hậu Giang ngay đây.
Cháo lòng Cái Tắc
Cháo Lòng sao? Đó chính là món cháo đơn giản, phổ biến ở nhiều tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng mà mang những hương vị đặc trưng, độc đáo của vùng đất sông nước này thì không thể không nhắc đến cháo lòng Cái Tắc (thuộc huyện Châu Thành A).
Vẫn là những món lòng nào tim, nào gan, nào phèo, nào phổi nhưng lại được nêm nêm theo một cách khác, mà đó là cách nào thì khó ai mà biết được. Việc của những tín đồ ẩm thực chúng ta đó là thưởng thức và cảm nhận vị ngon thôi, đừng quên dự đoán xem cách người ta nêm nếm như thế nào, suy nghĩ trong lúc ăn sẽ càng thú vị lắm đây.
Chả cá thác lác Hậu Giang
Từ khi món chả các thác lác cườm ở Hậu Giang xuất hiện thì nó nghiễm nhiên trở thành biểu tượng của món ngon này, soán ngôi hết tất cả những món chả cá của các khu vực khác. Món ăn này quả thực là một món ngon hấp dẫn du khách từ cách chế biến đơn giản nhất. Cá thác lác được chiên với sả ớt, cá được đánh sạch vảy, khứa nhiều khứa theo chiều ngang thân cá và đem ướp với bột ngọt, sả giã nhuyễn và chiên ngập trong chảo dầu. Khi các bốc mùi thơm là du khách có thể thưởng thức được, chả cá ngon nhất là chấm với nước mắm ăn kèm với các loại rau sống cho đỡ ngán.
Bưởi năm roi Phú Hữu
Bưởi năm roi là một loại trái cây được một người đàn ông tên Trần văn Bưởi quê Hậu Giang tìm thấy.
Có thể nói trên thế giới chỉ có hai nơi trông bưởi ngon nhất, trái to, ngọt và ít bị sâu đó là Phú Hữu, Châu Thành Hậu Giang và một nơi nữa đó là ở Bình Minh, Vĩnh Long.
Tại Hậu Giang, khi đến với vùng Phú Hữu, nơi đây du khách có thể thưởng thức thứ trái cây ngon nhất của tỉnh. Không khó để tìm thấy một trái bưởi không lồ có thể nặng tới 5kg. Múi bưởi đều đặn, không hạt, tép bưởi ráo, vị ngọt thoảng, chua thanh. Ăn bưởi năm roi Phú Hữu phải chấm với muối tiêu sọ hoặc muối ớt cay thì du khách mới cảm nhận hết được hương vị thơm ngon của loại trái cây nổi tiếng này.
Sỏi mầm
Có nghĩa là sao? Là người Hậu Giang sẽ cho bạn ăn sỏi sao?
Khi nhìn thấy món ăn này có lẽ bạn cũng phải trầm trồ vì ngạc nhiên. Trước mắt bạn là một đĩa được bày biện rất nhiều loại rau ăn sống khác nhau còn ở giữa thì có khoảng 4 viên sỏi nóng thật nóng rồi còn thêm một đĩa thịt heo rừng ướp còn sống nữa chứ.
Bạn đang nghĩ là người ta cho bạn ăn cái thứ gì đây ư? Giờ thì nghe tôi nãy. Hãy đặt đặt miếng thịt heo rừng đã được thái sẵn mỏng tanh lên hòn sỏi đang nóng cho đến khi miếng thịt vàng săn lại, bốc mùi thơm kích thích thì gắp miếng thịt ra khỏi hòn đá, đặt vào nắm rau sống, rồi chấm nhẹ vào chén nước mắm chua ngọt, và bạn còn chần chừ gì nữa mà không thưởng thức nó ngay đi, chẳng phải bạn đang rất thèm còn gì.
Món ăn được thưởng thức theo một phong cách hoàn toàn mới lạ như thế này cũng đáng để bạn thử ăn một lần chứ, và mùi vị của món ăn thì không hề thua kém bất kì món thịt nào khác. Đó là món sỏi mầm.
Khóm (dứa) Cầu Đúc
Người miền Tây thương gọi dứa là khóm, tôi thì không biết vì sao lại thế nhưng mà chúng ta không nên quá quan tâm làm gì, điều chúng ta cần quan tâm là ở Hậu Giang, chính xác hơn là ở vùng Cầu Đúc có loại khóm nguồn gốc Thái Lan là đặc sản của nơi đây.
Quả nào quả nấy to đều, cuống ngắn, lõi nhỏ, mắt lồi, hố mắt hơi sâu khá ấn tượng, khi bổ ra nước khóm cứ tuôn ra như mật có màu vàng đậm nhìn rất kích thích.
Từ loại khóm Cầu Đúc có thể chế biến thành nhiều món ăn đậm hương vị đồng quê như canh chua khóm cá rô đồng, thịt ba rọi xào khóm chua ngọt, hay khóm kho cá…
Không những thế, khóm Cầu Đúc còn được xuất khẩu sang nước ngoài và trở thành nguyên liệu sản xuất nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế như nước khóm ép, khóm sấy khô không tẩm đường, kẹo, mứt, nước giải khát có ga… rất được ưa chuộng.
Ốc len xào dừa
Với những người không quen ăn ngọt thì e rằng món này khá là béo, thêm vị ngọt của dừa và vị của ốc biển rất dễ làm người ta say.
Thường thì ốc Len không quá to chỉ bằng ngón tay trỏ, có màu nâu xen lẫn vân trắng, thân xù xì. Nhắc đến món ốc xào dừa thì chỉ có ốc len mới đủ năng lực thuyết phục lòng người.
Đọt choại
Đọt choại là một loại rau thuộc họ dương xỉ, mọc nhiều ở vùng vũng trong đó có tỉnh Hậu Giang. Đọt choại có hình dáng rất lạ mặt, trên đầu uốn cong, thân mảnh, nếu mới nhìn thì khó ai có thể nghĩ đó là nguyên liệu để làm nhiều món ăn ngon hấp dẫn.
Bởi sự dân dã, bình dị, mang đậm nét quê hương sông nước mà đọt choại được các chị em vùng miệt vườn chế biến thành rất nhiều món rất đa dạng không chỉ làm hấp dẫn cho bữa cơm gia đình mà còn không thể thiếu trong ẩm thực Hậu Giang.
Cá ngát
Món cá ngát thường xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày của người dân miền tây sông nước dưới hình dạng của món cá kho tộ, cá ngát nấu canh chua, cá ngát nướng bẹ chuối. Nhưng mà thường thấy nhất vẫn là món cá ngát kho tộ được đun trên lửa liu riu cho thịt cá chắc, dai và thơm ngon nhất. Còn mà món dễ làm nhất thì phải kể đến món cá ngát cuốn bẹ chuối hột, nướng trên bếp than hồng vừa nướng vừa ăn thì thật thú vị.
Hậu Giang là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Mê Kông, thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng sông Cửu Long, vì thế mà nơi đây có có những sản vật thiên nhiên thơm ngon. Đến với Hậu Giang mà bạn không ăn cá thác lác, sỏi mầm, cháo lòng Cái Tắc,… thì bạn đến đó để làm gì?