Khó lòng làm ngơ trước những đặc sản bậc nhất xứ Lạng
Nội dung chính
Lạng Sơn là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc nước ta, là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc khác nhau, ngoài người Kinh thì có người các dân tộc Tày, Nùng, Dao, hoa, Sán Chay, H’Mông,… Chính vì sự đa dạng về văn hóa như thế mà ở Lạng Sơn hằng năm có đến 365 các lễ hội lớn nhỏ thu hút du khách khắp nơi đến khám phá.
Không chỉ thể, với hơn 80% diện tích là đồi núi, xứ Lạng có những ngọn núi, những con đèo vô cùng ngoạn mục rất đáng cho những ai muốn thử cảm giác mạnh một lần. Cùng với đó là một dân tộc khác nhau khi chung sống tại đây, với phong tục, lễ hội cũng như ẩm thực khác nhau tạo nên những món đặc sản mà chỉ có ở Lạng Sơn mới có. Vậy hãy cùng chúng tôi lên đường thực hiện chuyến du ngoạn về với mảnh đất vùng núi Đông Bắc này nhé.
Những món thịt đậm vị núi rừng Lạng Sơn
Vịt quay Lạng Sơn
Vịt quay Lạng Sơn là một trong những món ngon nổi tiếng mà chẳng ai bỏ qua mỗi khi có dịp ghé thăm nơi đây. Được tẩm ướp từ những loại gia vị trên rừng, đặc biệt là lá mắc mật đã tạo nên mùi vị đặc biệt cho món ăn. Vịt quay ở đây được quay chín trên lò than hồng với lớp da màu nâu sẫm ấn tượng.
Con vịt quay được chặt ra từng miếng vừa ăn, miếng thịt có vị vừa miệng, béo nhưng không ngấy, có vị ngòn ngọt, mằn mặn đậm đà, vừa ăn vừa cảm nhận còn thấy được một chút vị đắng và mùi thơm lạ của các loại lá rừng. Đặc biệt, khi ăn vịt quay Lạng Sơn người ta không dùng bất kỳ thứ nước mắm nào khác ngoài nước gia vị lấy ra từ trong bụng vịt. Như vậy hương vị món ăn còn được thăng hoa hơn nữa.
Lợn quay lá mắc mật
Lá mắc mật là một loại lá cây chỉ có trên các vùng rừng níu phía bắc, được xem là một gia vị quý dùng trong hầu hết các món ăn của người đồng bào nơi đây. Còn ở Lạng Sơn, lá mắc mật là gia vị chính tạo nên hương vị cho món lợn quay. Thịt lợn trước khi quay được tẩm ướp lá mắc mật cũng trở nên thơm hơn và nước chấm thịt khi có thêm quả mắc mất cũng khiến cho hương vị món ăn được đủ đầy, trọn vẹn hơn nhiều.
Nem nướng Hữu Lũng
Món nem nướng đặc sản Lạng Sơn này là được làm từ thịt sống cho lên men trong khoảng 2 – 3 ngày. Nem được bọc trong lá chuối sau đó được nướng trên bếp than cho chát xém lá chuối đi. Nem nướng Hữu Lũng cuốn hút với các vị chua thơm nồng đặc trưng khi nướng lên. Ăn nem nướng Hữu Lũng là phải ăn với lá đinh lăng, chấm nước chấm chua ngọt, nhâm nhi cùng chén rượu Mẫu Sơn mới là đúng bài.
Các món bánh, phở của đồng bào Lạng Sơn
Phở chua
Có thể nói đây chính là một đặc sản nối tiếng nhất nhì ở Lạng Sơn, món ăn là sự kết hợp của rất nhiều thành phần nguyên liệu khác nhau, cơ bản là bánh phở, thịt gà xé, hành phi, lạc rang, đến các loại rau như dưa chuột, khoai lang thái chỉ chiên giòn, phụ họa thêm còn có xúng xàng gan lợn và cả lạp sườn nữa. Tất cả tạo nên một tô phở vô cùng màu sắc và ấn tượng. Phần nước dùng cho món phở đặc trưng có vị ngậy của mỡ vịt, đậm đà các loại gia vị thơm phức . Phở chua rất được ưa chuộng vào mùa hè vì tính hàn mát của nó, đến Lạng Sơn và ăn phở chua Lạng Sơn, chuẩn không phải chỉnh.
Bánh áp chao
Mùa bánh áp chao của người dân ở Lạng Sơn là vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 2 hằng năm, độ này đi đến đâu cũng ngửi thấy mùi thơm quyến rũ của bánh áp chao.
Bánh áp chao là một loại bánh có vỏ được làm từ gạo nếp và gạo tẻ được rán lên rất giòn, thơm với màu nâu sậm đặc trưng. Nhân bánh là được làm từ thịt vịt chao nổi tiếng. Món ăn nóng hổi, ấm bụng là món quà quý trong những buổi tối mùa đông lạnh giá của miền bắc. Ngồi lên bên nhau, vừa thưởng thức bánh áp chao, vừa nhấm nháp chút rượu cay nồng thì ấm áp vô cùng.
Bánh cao sằng
vài miếng bánh cao sằng cùng với chén nước canh hầm từ xương heo có lẽ là món ăn mà bất kỳ một du khách nào cũng muốn ăn, muốn thử khi đến với Cao Bằng. Khi ăn có thể chan phần nước canh hầm này lên bánh để thưởng thức, như vậy món ăn sẽ ngon hơn rất nhiều.
Bánh cao sằng được làm từ gạo tẻ, bánh có thân là thịt lợn băm nhỏ và hanh khô xào lên. Khi hấp, bánh sẽ được rưới một ít nước thịt kho nước dừa đặc lên trên để bánh có được độ béo ngậy hấp dẫn. Sau khi hấp xong, một lớp lạc rang giã nhuyễn được rắc lên trên để bánh có được độ giòn bùi, tăng thêm phần hấp dẫn.
Bánh cuốn trứng Lạng Sơn
Nhìn qua thì vẫn thấy nó là món bánh cuốn trắng tinh được làm từ bột gạo tráng mỏng nhưng phải để ý kỹ hơn và thưởng thức món ăn mới thấy được sự đặc biệt ẩn dấu bên trong. Bánh cuốn nơi đây có lớp nhân là một quả trứng, có nơi còn kết hợp thêm với thịt lợn băm nữa, tùy khẩu vị mỗi thực khách yêu cầu.
Bánh cuốn trứng ăn với nước chấm là nước hầm xương trộn với thịt băm nhỏ, nêm nếm gia vị vừa ăn cùng với rau mùi băm nhỏ. Khi có khách vào quán, người bán hàng mới bắt đầu làm từng mẻ bánh bởi phải ăn nóng thì mới ngon, mới cảm nhận được hết dư vị của món ăn.
Các loại rau quả rừng Lạng Sơn
Đào Mẫu Sơn
Ngọt mát, thanh đạm, giòn tan, đó chính là hương vị mà món đào Mẫu Sơn nổi tiếng khắp vùng núi Đông Bắc mang đến cho thực khách mỗi khi thưởng thức. Đào Mẫu Sơn có màu xanh trắng, bên ngoài vỏ là một lớp lông tơ mềm mịn, quả đào to, ngọt, thịt rất chắc và giòn tan. Ai ăn cũng mê, cũng thích.
Măng ớt
Chính là món măng ngâm với ớt và mắc mật tươi, một món ăn mà không một ai đã từng đến với xứ lạng để thể bỏ qua được. Bằng một cách chế biến rất riêng và độc đá, măng ớt mang một hương vị không lặp lại ở bất kỳ một món ăn nào khác và người dân nơi đâu thường ăn nó với cơm, với phở, với bất kỳ món ăn nào miễn là mình cảm thấy tính. Mùa măng ớt ở Lạng Sơn là vào khoảng tháng 6, tháng 7, khi ấy măng cũng vào độ ngon nhất là quả mắt cũng chín vừa độ.