Dáng “ẩm thực” Bến Tre
Về với xứ dừa Bến Tre, bạn không chỉ bị mê hoặc bởi vị thơm ngọt bởi loại kẹo dừa nổi tiếng nơi đây mà còn chìm đắm trong vô vàn những món ” ngon hết sẩy” của nơi đây. Kể cả có chế biến từ dừa hay không cũng tràn trề sức hút.
Cơm dừa Bến Tre
Món cơm dừa được nấu từ nồi “trái dừa”. Theo đó, trái dừa xiêm được chọn để nguyên trái, cắt một phần ngang trên để trút nước ra, giữ nguyên cơm dừa bên trong, sau đó cho gạo vào lòng trái dừa, dùng chính nước dừa đó để nấu cơm dừa và đậy nồi bằng miếng cắt ngang lúc đầu. Và sau đó thì đem trái dừa đi hấp cách thủy. Để cho món ăn bắt mắt hơn thì người ta có thể đục đẽo tạo dáng cho trái dừa.
Cơm dừa phải ăn nóng mới ngon. Khi ăn cơm dừa phải ăn kèm với tôm rang thì mới “đúng điệu”. Vì món này khá là cầu kỳ, kén người làm nên càng ngày đúng là nó càng trở thành đặc sản, không dể dàng để thưởng thức đâu nhé.
Bánh tráng Mỹ Lồng
Cũng là một sản vật từ dừa trứ danh khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, món bánh tráng Mỹ Lồng tỏa hương thơm lan khắp miệt vườn, giòn ngọt không gì sánh bằng. Món bánh vừa béo, vừa xốp, khi nướng dậy mùi dừa quyện với bột thì chỉ có thể làm bánh tráng Mỹ Lồng, Bến Tre mà thôi. Cùng mua về làm quà cho mọi người cùng thưởng thức bạn nhé.
Bánh phồng Sơn Đốc
Những chiếc bánh phồng được xếp lớp, bọc trong bọc nilon được treo lên với màu vàng nhìn sơ qua là đã biết giòn rồi, đó là biểu tượng và cũng là niềm tự hào của người dân Sơn Đốc đó.
Vẫn mùi dừa phảng phất đâu đó quyện vào hương gạo nếp, nhưng chiếc bánh phồng tuy nhỏ nhưng luôn khiến những người xa quê nhớ hoài nhớ mãi, còn với những du khách thì cứ lưu luyến mãi.
Chuối đập
Ấy, món ăn này mà chấm cùng với nước cốt dừa đặc sệt, trắng muốt thì có món sơn hào hải vị nào cũng không thể sánh bằng được.
Đây là món ăn vô cùng đặc trưng của xứ dừa Bến Tre, nó không những là món khoái khẩu của sắp nhỏ luôn thích ăn vặt mà những đứa con xa quên luôn hướng về.
Chuối chín, sau khi bóc vỏ thì được cắt lát mỏng, cho vào túi nilon rồi đập dẹt, sau đó nướng trên bếp đến khi chuyển sàng màu vàng óng và dậy mùi thơm là được.
Bánh xèo ốc gạo
Bánh xèo thì không phải làm món ăn lạ, tất nhiên, nhưng bánh xèo ốc gạo thì lại là tài sản riêng của cồn Phú Đa (huyện Chợ Lách – Bến Tre).
Sơ dĩ nói là tài sản riêng vì cồn Phú Đa có một may mắn là có rất nhiều ốc gạo sinh sản và phát triển ở đây. Vậy ngại gì mà người dân không tận dụng nguồn lợi này để làm giàu văn hóa ẩm thực của mình.
Ốc gạo béo thơm, thịt trắng đục được đem xào sả ớt làm nhân bánh xèo thay cho tôm, thịt. Ốc cùng hành tây xắt mỏng được xào chín rồi làm nhân bánh, cuốn cùng rau thơm làm cải bẹ, xà lách, đọt bứa…. mùi vị rất khác biệt. Khi ăn cảm nhận con ốc ngọt, sần sật lẫn trong các mùi rau khiến thực khách cứ muốn ăn mãi mà không bị ngán.
Bánh canh bột xắt
Miền Tây là xứ sở của bánh canh bột xắt, có nguyên liệu chính được làm từ bột gạo. Nhưng chúng ta chỉ cần quan tâm đến món bánh canh bột xắt của vùng Bến Tre này thôi nhé. Sở dĩ gọi là bánh canh bột xắt vì người ta sau khi nào bột xong phải để bột ra thớt để xắt thành những lát mỏng, nên gọi là bánh canh bột xắt, thế thôi.
Nghe thì đơn giản thê thôi chứ món ăn này cũng có khả năng gây thương nhớ lắm đó, hãy nên cẩn thận, có khi bạn lại quên mất lối về với món bánh canh này.
Chuột dừa Bến Tre
Dừa là tài sản quý của người dân mà, nên những kẻ phá hoại dừa sẽ bị con người “chén sạch”, một tấm gương điển hình đó là món chuột dừa, đặc sản nơi đây.
Chắc có lẽ vì chuột dừa chuyên ăn dừa nên thịt nó cũng béo, cũng thơm và bùi bùi tựa tựa cùi dừa chăng.
Khi đã tóm cổ được những con chuột tinh ranh này, người ta có thể chế biến ra hàng chục món từ hấp, luộc, nướng,… nhưng mà hảo hạng nhất vẫn là chuột dừa hấp cơm. Thịt chuột dừa sau khi được hấp với cơm có màu trắng phau và tỏa mùi thơm đặc biệt. Chuột này mà chấm với muối tiêu ớt và rau răm thì không miễn bàn luôn nhé. À mà với những người yếu tim thì sẽ khá là khó nhằn đây.
Đuông dừa
Thêm một kẻ phá hoại dừa được liệt vào sách đặc sản Bến Tre đó là món đuông dừa. Chuột dừa thì chuyên phá hoại thân cây dừa nên thịt chuột thơm ngon lạ thường, còn đuông dừa chuyên ăn của hủ dừa béo ngậy nên con đuông dừa cũng cực kỳ béo ngậy, thách thức những tay ẩm thực chuyên nghiệp.
Hiện nay, người ta còn nuôi đuông dừa để có thể đáp ứng đủ nhu cầu sửu dụng của thị trường, món này tuy có phần “kinh dị”, nhưng bỏ qua vấn đề đó thì đây đúng là mỹ vị.
Cháo cua đồng
Ruộng lúa nơi đây thì bao la mỏi cánh cò bay rồi, đây cũng là nguồn tôm cá cho thực đơn hằng ngày của người dân. Trong đó có món cháo cua đồng được nấu trong nồi đất. Về với Bến Tre mà không thử qua món cháo cua đồng thì quả là một thiếu sót lớn cần được bổ sung ngay và liền.
Rất nhanh chóng để có được một mớ cua cho nồi cháo chiều. Cua bắt về được tách vỏ lấy gạch nấu nước dùng, còn phần cua thì xay nhuyễn làm riêu cua. Trong nồi cháo cua đồng ở Bến Tre, không chỉ có cua thôi mà người ta còn thêm cá, thịt, nấm, trứng vịt lộn, tôm, càng phong phú thì càng ngon ngọt.
Có vẻ như người dân miền Tây rất thích ăn kèm rau cũng tất cả các loại món ăn, riêng với món cháo cua đồng này mà không có đĩa đọt rau đắng thì hỏng hết rồi còn gì. Vị đăng đắng, giòn giòn đó của rau đắng đồng làm át đi vị tanh của cua.
“Mỗi lúc đi xa dừa ơi ta nhớ lắm nghe
Vườn trái trái xum xuê, biển khơi tôm cá đầy ghe
Nhớ con sông dài Hàm Luông bến ta quen ghé
Lại nhớ tóc ai dài còn mang dáng đứng Bến Tre”
Về đây mà nghe những câu ca mượt mà như thế rồi thì tôi đảm bảo, món nào cũng trở thành món ngon, món nào cũng là đặc sản.