Hiểu thêm về văn hóa, con người Bắc Kạn thông qua con đường ăn uống

Là một tỉnh vùng cao với địa hình bằng phẳng, mặc dù về cơ sở vật chất và kinh tế thì Bắc Kạn chưa có gì phát triển song tỉnh này lại có khá nhiều tiềm năng về du lịch nhờ các tài nguyên thiên nhiên, những danh thắng nổi tiếng và cả những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc.

Những đặc sắc về văn hóa này không chỉ được thể hiện trong lối sống, phong tục tập quán mà còn rất rõ nét trong văn hóa ăn uống, ẩm thực nơi đây nữa. Đến với Bắc Kạn là đến với thịt lợn gác bếp, chuối hột rừng, khâu nhục, rau sắng, cá nướng Ba Bể,… Đều là những món ngon của riêng Bắc Kạn.

Đặc sản Bắc Kạn được chế biến từ thịt

Thịt lợn gác bếp

Hiểu thêm về văn hóa, con người Bắc Kạn thông qua con đường ăn uống 1

Thịt lợn gác bếp

Là một đặc sản của người dân tộc tày sống xung quanh hồ Ba Bể, để có món thịt lợn gác bếp, thay vì treo trực tiếp lên gác bếp thì người dân tộc ở đây sẽ bỏ thịt và trong sọt hoặc gùi rồi mới treo lên bếp. Chính khói bếp hằng ngày không bao giờ tắt bốc lên, hun thịt có màu vàng đen. Trong những ngày gia đình có khách quý đến thăm hay những ngày lễ tết, những dịp quan trọng thì người Tày mang thịt ra chế biến để đãi khách.

Lạp sườn hun khói

Hiểu thêm về văn hóa, con người Bắc Kạn thông qua con đường ăn uống 2

Lạp sườn hun khói

Lạp sườn được làm từ thịt lợn bản. Thịt lợn được tẩm ướp bằng gừng đá – gừng mọc trên đá của người dân tộc nên có mùi rất thơm và dậy, kết hợp với gia vị đặc biệt lá mắc mật nữa nên mùi vị càng đặc biệt hơn. Đồng thời vì làm từ thịt lợn bản nên lạo sườn cũng chắc và thơm hơn nhiều. Món ăn đậm đà, dai ngọt, vừa thưởng thức lạp xưởng, vừa nhấp nháp chén rượu bản nữa thì thấm lắm.

Khâu nhục

Hiểu thêm về văn hóa, con người Bắc Kạn thông qua con đường ăn uống 3

Khâu nhục

Đây là một món ăn yêu cầu sự chế biến công phu và tỉ mĩ, món ăn mang đậm nét văn hóa ẩm thực của người dân tộc, độc và lạ cả trong cách chế biến, trình bày. Món ăn được chế biến bằng thịt ba chỉ ngon cùng với khoai môn và nhân được làm bằng thịt, nấm hương và mộc nhĩ. Khoai môn được rán vàng còn thịt ba chỉ được tẩm ướp gia vị rồi đem quay, vừa quay vừa quết mật vàng thơm. Cứ một lớp khoai lại một miếng thịt, nhân đã được xào được cho lên trên rồi mới đem hấp cách thủy trong 5 tiếng đồng hồ. Món ăn vừa nhìn đã thấy ngon mắt, khi thưởng thức thì thấy ngon miệng vô cùng.

Đặc sản hồ Ba Bể, Bắc Kạn

Tôm chua Ba Bể

Tôm chua có mặt ở nhiều nơi, nhiều vùng miền, song khi đến với vùng Khang Ninh, Ba Bể và thưởng thức món tôm chua đậm vị núi rừng nơi đây bạn sẽ thấy nó có một hương vị rất khác. Tôm chua Ba Bể rất được người dân nơi đây ưa chuộng, du khách thập phương khi về đây cũng bị mê hoặc bởi món ăn này. Nhất là khi ăn tôm chua cùng với thịt ba chỉ luộc hoặc thịt chân giò cùng với chuối chát, khế chua.

Hiểu thêm về văn hóa, con người Bắc Kạn thông qua con đường ăn uống 4

Cá nướng Ba Bể

Cá nướng Ba Bể

Sau khi đánh bắt cá ở trong hồ Ba Bể thì những con cá nhỏ khoảng bằng ngón tay cái sẽ được chọn để làm món cá nướng. Cá được bắt ở đây tuy không nhiều về số lượng nhưng lại rất được về chất lượng, cá thường chắc, ngọt, thịt cá trắng thơm. Cá vừa được bắt dưới hồ lên, chế biến và nướng ngay tại chỗ và thưởng thức ngay thì còn tuyệt vời hơn. Ngồi bên bờ hồ cùng với vài con cá nướng thêm chai rượu ngô cay cay nữa, trải nghiệm này ai cũng muốn được thử một lần.

Đặc sản Bắc Kạn là các món xôi, bánh

Xôi Đăm Đeng

Đây là món xôi thường có vào các ngày lễ tết của đồng bào ở Bắc Kạn, người dân ở đây quan niệm, khi ăn món xôi này thì nó sẽ mang lại nhiều sự may mắn và tốt lành cho người ăn. Xôi Đăm Đeng được nấu từ gạo nếp nương với nhiều màu sắc khác nhau được tạo từ các loại lá cây rừng tự nhiên. Xôi Đăm Đeng khá thơm, vừa thơm mùi của nếp, vừa thơm mùi của các loại lá cây. Hạt xôi bóng đẹp, rất mềm dẻo. Xôi Đăm Đeng thường được chấm ăn với muối mè hoặc ruốc.

Hiểu thêm về văn hóa, con người Bắc Kạn thông qua con đường ăn uống 5

Xôi Đăm Đeng

Bánh ngải

Chiếc bánh ngải ngả màu xanh và thơm thơm hăng hăng mùi của lá ngải rừng. Khi ăn, bánh ngải có được độ dẻo của nếp, vị ngọt thanh của đường. Bánh có cách chế biến và hình dáng tương tự như bánh dày. Bánh ngải dễ ăn và không ngấy, món ăn dân dã này sẽ khiến bạn phải nhớ mãi sau lần ăn đầu tiên đấy.

Hiểu thêm về văn hóa, con người Bắc Kạn thông qua con đường ăn uống 6

Bánh ngải

Bánh Pẻng Phạ

Bánh Pẻng Phạ được làm từ bột nếp, điều đặc biệt nằm ở chỗ bột được nhào với nước chè mạn nên có có màu nâu và vị chát rất đặc trưng, thêm một chút rượu để tăng thêm độ thơm và độ dậy mùi bánh. Bánh Pẻng Phạ có viên tròn trò, khi bên trong là một lớp bột nâu thì bên ngoài được phủ một lớp bột trắng. Người Tày ở đây thường làm món bánh này vào những dịp đặc biệt như mừng năm mới hay lễ hội xuống đồng. Bánh Pẻng Phạ là một món ăn truyền thống của đồng bào nơi đây nên sẽ thật tuyệt nếu bạn được thử một lần.

Đặc sản Bắc Kạn phong phú với các loại rau rừng

Măng vầu

Hiểu thêm về văn hóa, con người Bắc Kạn thông qua con đường ăn uống 7

Măng vầu

Măng vầu hay còn gọi là măng đắng, loại măng này có vị hơi đắng, xe lẫn chút vị ngọt đặc trưng. Ở Bắc Kạn có khá nhiều loại măng như măng nứa, măng tre hay măng trúc nhưng chỉ có loại măng đắng với vị đắng đặc trưng này mới khiến người ta chú ý. Thường với măng đắng thì chỉ cần luộc lên để chấm với mắm tôm chanh ớt là đủ ngon rồi. Bạn sẽ phải mê mẩn cái cảm giác từ lúc măng còn đăng đắng lúc mới bỏ vào miệng, nhai giòn giòn rồi lâu dần cái vị ngòn ngọt lấn chiếm.

Chuối hột rừng

Chối hột rừng được trồng nhiều trên những quả núi đồi quanh hồ Ba Bể. Loại chuối này có thân vươn cao, mảnh, quả chuối căng tròn, hột khá nhiều. Với chuối hột rừng, người ta có thể dùng để ngâm rượu, làm thuốc hay làm quà biếu. Đồng thời khi đến đây bạn sẽ cảm thấy thích trước khung cảnh rừng chuối lạ mắt.

Hiểu thêm về văn hóa, con người Bắc Kạn thông qua con đường ăn uống 8

Chuối hột rừng

Rau sắng

Đó là tên gọi của một loại rau ngót rừng, rau có mùi vị rất đậm đà. Thường người ta dùng rau sắng để nấu canh với thịt hoặc canh cá. Nhưng theo những người dân sống lâu năm ở đây thì rua sắng ngon nhất khi chẳng cần kết hợp với thịt hay với cá, đơn giản chỉ nấu canh suông, nêm nếm chút muối cho vừa ăn rồi thưởng thức để cảm được trọn vẹn cái vị ngọt, bùi khó tả thì mới gọi là biết cách thưởng thức rau sắng.

Rau bồ khai

Hiểu thêm về văn hóa, con người Bắc Kạn thông qua con đường ăn uống 9

Rau bồ khai

Loại rau này thường mọc trên những vách đá, vùng núi đá cheo leo. Cây thường bám vào những cây gỗ lớn để vươn lên, ngọn rau bồ khai trông giống với cây tầm gửi. Mùa xuân cũng là mùa người đồng bào miền núi đi hái rau bồ khai, một phần để dùng, phần còn lại để đem ra chợ bán. Rau bồ khai có một vị rất riêng, nếu đã có dịp thử qua rồi thì bạn sẽ thấy nó không giống với bất kỳ loại rau nào khác. Rau bồ khai xào tỏi đơn giản cũng đủ hấp dẫn thực khách rồi.