Rau rịa- thứ rau không bao giờ bán của người dân tộc Tây Nguyên

Rau rịa- thứ rau không bao giờ bán của người dân tộc Tây Nguyên

Tây Nguyên có rượu cần, có cồng chiêng có những bộ quần áo thổ cẩm sặc sỡ… nhưng Tây Nguyên còn bí ẩn và thu hút bởi một thứ rau rừng vẫn được gọi bằng cái tên rau rịa. Để ăn được loại rau này, bạn phải kì công lắm, bởi thứ rau này người dân tộc họ không bán, không mua mà họ chỉ cho, chỉ biếu, chỉ tặng.

Rau rịa- thứ rau không bao giờ bán của người dân tộc Tây Nguyên

Đây là thứ rau rừng rất phổ biến ở Tây Nguyên, nhưng là người kinh thì rất ít ai biết trừ một vài người sống gần các đồng bào dân tộc thiểu số. Rau rịa còn được gọi với cái tên “lá bép”, nó được những ngừơi dân tộc K’ho, Châu Mạ, những người Thượng đi hái tận trong rừng về và chỉ có những lá rau rịa có màu hồng, còn non mới có thể ăn được.

Ngoài ra, khi cây rau rịa cho quả, quả rau rịa cũng là một trong những món quà đắt giá của thiên nhiên, theo đó hạt của nó to chừng hạt sen loại lớn, vỏ cứng, màu xanh non… sau khi xào, nấu chín bạn chỉ cần bỏ vào miệng cắn đôi lớp vỏ cứng ra và ăn phần hạt trắng bên trong. Hạt rau rịa thanh ngọt đậm chất dân dã, thịt hạt giòn khi cắn cho cảm giác sừn sựt như khi ăn củ năng nhưng vị ngon hơn nhiều.

Rau rịa cực kì đưa cơm, một đĩa rau rịa xào có thể khiến bạn ăn tới 3, 4 chén cơm. Rau rịa hiện nay còn được xem là một trong những cây thuốc quý. Chẳng vậy mà người Thượng họ có thể bán cho người kinh bất cứ thứ gì từ măng tre, quả rừng, rau xoăn… nhưng chẳng bao giờ họ bán rau rịa, bởi có ăn rau rịa xương cốt họ mới tốt, mới có sức để leo rừng, vượt suối.

Nếu muốn mang về một ôm rau rịa làm quà, bạn đừng ngần ngại bắt quen và dấn thân vào rừng cùng những người dân bản địa. Một chuyến đi rừng đầy thú vị và trải nghiệm kèm theo một thứ quà ngon ngọt, bổ dưỡng của núi rừng.. Bạn sẽ chẳng có gì phải lăn tăn, tiếc nuối nữa.