Thiên đường ẩm thực nằm “sát vách” Sài Gòn chứ đâu
Tỉnh Long An có chung đường ranh giới với thành phố Hồ Chí Minh, là tỉnh nằm ở vị trí tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ nên khí hậu ở đây khá lạ, là sự giao thoa giữa khí hậu đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Cửu Long, vừa mang tính đặc trưng của miền Đông. Có lẽ vì sự độc đáo đó mà nơi đây cũng là cái nôi của rất nhiều những món ăn ngon, hấp dẫn, nhắc đến là thèm ngay.
Lẩu mắm Long An
Một cái lẩu là một sự pha trộn của rất nhiều nguyên liệu vào trong một nồi lẩu. Tất nhiên món lẩu mắm này cũng vậy, là sự tổng hợp của các sản vật của sông nước biển cả nào cá, tôm, mực, rồi không thể thiếu thịt bò, heo, tất nhiều cũng không thể vắng mặt một dĩa rau nhúng phong phú rồi. Người ta có thể ăn tất cả những loại rau có thể tìm thấy trên ruộng đồng như rau đắng, rau muống, rau cải, cọng súng, bông điên điển, rồi thêm các loại củ quả thông dụng như dưa chuộc, chuối chát, khế chua, giá rống,… Vâng, tất tần tật chỉ để dành chó nồi lẩu mắm Long An thôi đấy.
Có lẽ tôi đã quên kể ra một thứ, một nguyên liệu mà không có nó đó thì không thể làm nên hương vị món ăn, không thể gọi là lẩu mắm Long An đó là mùi vị nồng nàn của mắm.
Canh chua cá chốt
Người miền Tây thích cho cùng lúc rất nhiều thứ rau vào nồi canh của mình, thêm nước me nữa thì món canh chua bắt miệng kinh khủng. Đặc biệt đối với người Long An thì món canh chua của họ còn có thêm nhưng con cá chốt to béo, bụng ú ụ trứng, làm ai cũng yêu thích.
Món canh chua thường có trong bữa cơm hằng ngày của người Long An, một tô cánh chua cá chốt to cùng với một đĩa cá chốt kho sả thì cứ phải bới cơm liên tục, bụng thì đã no căng mà miệng xem ra vẫn còn chưa đã.
Lạp xưởng tươi
Những miếng lạp xưởng tròn, to, màu đỏ tươi, căng mọng được nướng trên bếp than hồng hay chiên sơ qua với dầu ăn kích thích thính giác và vị giác của những tín đồ món ăn này.
Món lạp xưởng tươi Long An này hoàn toàn khác với những loại lạp xưởng khác, nó nhiều nạc, ít mỡ và càng ăn càng thèm thôi chứ không gây cảm giác ngán mỡ.
Rượu đế Gò Đen
Lạp xưởng mà chỉ ăn không thôi thì chắc sẽ chán lắm. Đĩa lạp xưởng nướng thơm phức, cùng nhấm với rượu đế Gò Đen thì đúng là “ngon quên sầu”.
Rượu đến Gò Đen là một đặc sản nổi tiếng của Long An, không khó để có thể mua được một xị rượu vì dọc đường Quốc lộ 1A thuộc khu vực Gò Đen, huyện Bến Lức, người ta bày bàn trùng điệp rượu đế Gò Đen, mùi thơm rượu như lả lơi, như mời chào không ai có đủ khả năng có thể rời chân nếu không dừng lại nếm thử thức uống cay nồng này.
Gạo nàng thơm chợ Đào
Những hạt gạo thon, dài, khi chà trắng thì để lộ có hột lưu hồng hồng ở bên trong. Khi chà gạo, nhất là gạo mới gặt về như có một lớp dầu khi không nắm mà gạo vẫn có thể dính trên tay mình. Đó có lẽ cũng là lý do mà những hạt gạo ở đây nổi tiếng xuất sắc đến như thế.
Hạt cơm được nấu từ gạo nàng thơm rất dẻo, ngọt thanh, khi cơm bắt đầu chín tỏa ra một mùi thơm rất đặc biệt, khiến bao tử cứ cồn cào theo từng nhịp sôi, từng luồng hơi của nồi cơm.
Dưa hấu Long An
Long An có đến hơn 1.100ha đất trồng dưa hấu, chủ yếu tập trung ở các huyện Châu Thành, Tân Thạnh, Mộc Hoá, Vĩnh Hưng, Thủ Thừa, là nguồn cung cấp dưa hâu cho các tỉnh lân cận cũng như miền Nam, và dư hấu còn được xuất ra thị trường các nước Campuchia, Lào, Mianma,…
Dưa hấu rất dễ ăn, có thể ăn chơi, ăn tráng miệng, giải khát, đặc biệt, người miền Tây còn ăn cơm với dưa hấu. Những trái dưa hấu dinh dưỡng, mang nhiều vi chất có lợi cho sức khỏe. Mùa này mà về Long An, ra ruộng dưa bổ một quả và đánh chén tại ruộng thì còn gì bằng.
Đậu phộng Đức Hòa
Nếu bạn đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh và có dịp đến Đức Hòa trong những ngày giáp Tết, bạn sẽ có cơ hội được tận mắt chiêm ngưỡng những cánh đầu đậu phộng xanh tươi mát được điểm xuyến thêm vài bông hoa nhỏ ly ti lấp ló dưới tán lá, nghe có vẻ lãng mạn thật, nhưng phải khi được thưởng thức hương vị của những hạt đậu ẩn nấp dưới lớp lá kia bạn mới chính thức bị hạ gục đấy. Không tin thì cứ thử đi rồi biết.
Thanh long Châu Thành
Long An có vẻ là xứ sở của trái cây đó chứ nhỉ, lại thêm một loại quả mang thương hiệu đặc trưng Long An và có lẽ là tỉnh duy nhất ở miền tây trồng được thứ quả này, đó là Thanh long. Trong đó thì huyện Châu Thành là nơi tập trung trồng thanh long nhiều nhất.
Có lẽ vùng đất nơi đây thường xuyên được phù sa bồi đặp vị ngọt của đất làm cho trái thanh long ở đây cũng ngọt và đậm đà hơn so với thanh long của tình Bình Thuận.
Gia đình bạn hoàn toàn có thể quây quần bên nhau cùng với đầy đủ những đặc sản đến từ Long An này: một nồi cơm thơm dẻo được nấu từ gạo nàng thơm chợ Đào, ăn cùng với món cá chốt kho sả, thêm một nồi canh chua cá chốt, một nồi lẩu mắm đạt cạnh một đĩa rau lớn, nướng thêm 1 đĩa lạp xưởng tươi và con rót cho cha một xị rượu đế Gò Đen nữa thì mâm cơm này, ai mà không muốn ngồi vào ăn, ai mà không thương không nhớ cho được.