Sâm đất – Sâm của người nghèo
Sâm đất còn gọi cây quả nổ, sâm tanh tách, tử lỵ hoa, tiêu khát thảo, tam tiêu thảo, có nơi gọi là sâm nam, sâm rừng, sâm quy bầu. Sâm đất có củ nhỏ xíu, xấu xí, mọc hoang nhiều trên các đồi núi, ra hoa quanh năm.
Sâm đất được thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô đều được. Người ta thường dùng rễ (củ) và lá sâm đất làm thuốc chữa bệnh hoặc nấu ăn.
Theo Đông y, củ sâm đất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, làm long đờm, giải độc…, nhưng với liều cao có thể gây nôn mửa và ra nhiều mồ hôi. Dân gian thường lấy củ sâm đất ngâm rượu uống; lá nấu canh ăn giúp giải nhiệt cơ thể, làm mát gan. Canh rau sâm đất ăn có vị ngọt, hơi chua giống như rau mồng tơi, nhưng không có nhớt.
Khi dùng toàn bộ cây có thể chữa tiểu đường tuýp 2. Rễ dùng chữa đau răng, đau bụng, cảm mạo, bệnh gan, cao huyết áp, nhiễm trùng đường tiểu. Kinh nghiệm dân gian ở Nam bộ thường dùng củ sâm đất nấu nước uống làm thuốc bổ, chữa sỏi thận và sỏi bàng quang. Chính vì vậy, sâm đất được ví như sâm của người nghèo.
ST