Đậm đà “hương đồng gió nội” trong từng đặc sản của quê lúa Thái Bình
Nội dung chính
Thái Bình còn được gọi là quê lúa hay quê hương 5 tấn, là vựa lúa nổi tiếng của cả nước. Thái Bình còn được biết đến với những di tích lịch sử văn hóa, những lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian đã có từ rất lâu đời, cùng với nền ẩm thực phong phú đậm chất người nông dân.
Đúng là như vậy, quê lúa Thái Bình được gợi lên trong lòng khách du lịch là một miền quê hiền hòa, tươi đẹp, với cách đồng lúa thẳng cánh cò bay. Người Thái Bình tự hào giới thiệu đến du khách khắp nơi những món bánh cáy làng Nguyễn, nem chạo Vị Thủy, canh cá Quỳnh Côi, bánh gai Đại Đồng,… đều là những món đậm đà “hương đồng gió nội”.
Các loại bánh vang danh đất Thái Bình
1. Bánh cáy làng Nguyễn
Là loại bánh mà chắc chắn không có nơi nào có, nếu có ai đó muốn làm ở một nơi nào khác thì hương vị đó cũng không đúng, phải là bánh cáy của người dân làng Nguyễn, chế biến từ nguyên liệu, từ hương đát trời nơi đây mới địch thị là bánh cáy làng Nguyễn được.
Bánh cáy dân dã xưa kia là một sản vật được người dân thái Bình đem tiến lên vua và rất được khen ngợi. Món bánh là sự kết tinh từ công sức lao động của người nông dân chân lấm tay bùn nơi đây. Bánh vừa thơm mùi gạo nếp, vừa thơm mùi gừng, dẻo và ngọt thanh đặc trưng.
2. Bánh gai Đại Đồng
Bánh gai của bà con làng Đại Đồng thuộc xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã có truyền thống trên dưới 400 năm. Với cách chế biến truyền thống, khéo léo mà món bánh bao đời nay vẫn luôn giữ được vị thế của mình, vẫn là sự ao ước của bao người khi đến đây tham quan và du lịch. Bánh gai đại đồng có màu sắc đặc trưng, rất dẻo, thơm và quyện, ăn cái thứ nhất rồi chắc chắn còn muốn được thử cái thứ hai. Bánh gai Đại Đồng dùng làm quà thì còn gì quý hóa hơn.
3. Bánh giò Bến Hiệp
Nói về đặc sản Thái Bình, nếu như bánh cáy làng Nguyễn đứng thứ nhất thì bánh giò Bến Hiệp có thể tự tin xếp thứ hai, bánh với những dư vị rất riêng, ăn hoài không ngán và vẫn luôn là loại bánh giò được lòng cả thực khách gần xa.
Bánh giò Bến Hiệp được làm bằng bột tẻ. Buồn buồn mà ăn một chiếc bánh cũng đủ thấy vui, đang đói mà có bánh ăn lót dạ thì cũng xứng lắm, hay ngán cơm thì hoàn toàn có thể dùng bánh giò ăn làm mỡi bữa ăn.
4. Bánh nghệ
Với những ai đã từng ăn bánh nghệ Thái Bình rồi thì chắc chắn không thể quên được cái màu vàng tươi của bánh, không thể quên được mùi thơm nghệ đặc trưng của banh và càng không thể quên được cái độ dẻo của loại gạo tẻ là bánh. Vào những ngày trời đổ lạnh mà được thưởng thức ngay một chiếc bánh nghệ vừa mới ra lò hãy còn nóng hổi thì quý lắm.
Những đặc sản gắn liền với quê lúa Thái Bình
1. Canh cá Quỳnh Côi
Canh cá Quỳnh Côi bình dị, không có quá nhiều nguyên liệu trong khi chế biến nhưng vẫn đủ để tạo được dư vị riêng, đủ để là những ai mới ăn lần đầu cũng phải mê mẩn ngẩn ngơ. Canh cá Quỳnh Côi sử dụng sợi bánh đa, là điểm nhất hoàn toàn khách biệt, tạo được sự riêng biệt với những món canh cá khác.
2. Nem chạo Vị Thủy
Ở làng Vị Thủy, trong những dịp quan trọng của gia đình như đám cưới hay đám giỗ thì nhất định không thể thiếu món nem chạo được. Nem chạo hay còn gọi là nem sống, muốn chế biến món ăn này thật sự thơm ngon mà không bị tanh, ăn không bị đau bụng thì đó chắc chắn là một người đầu bếp giàu kinh nghiệm.
Nem chạo Vị Thủy được làm từ thịt và xương sống lợn. Người làm nem phải đi từ sáng sớm mới mua được loại thịt lợn vừa mới xẻ ra còn nóng hổi và chưa bị rửa qua nước lạnh. Thịt và xương sống này sẽ được bằm nhuyễn ra, dẻo và dính vào nhau. Bì lợn được cạo sạch, luộc chín và thái cho thật mỏng. Tất cả đều được trộn chung lại với nhau, cả thịt, xương bằm, bì lợn, nước mắm ngon, tỏi thái mỏng, ớt tươi, mì chính và dĩ nhiên không thể thiếu thính gạo rang được. Cuối cùng, người ta sẽ nắm nem thành từng quả nhỏ vừa đủ, để lượng thính làm sao cho mà bì không bị rơi ra ngoài.
Nem chạo ăn kèm với lá sung, lá ổi, lá dinh lăng, thêm vài sợi lá thanh nói thái chỉ nữa, chấm trong chén nước mắm Diềm Điền nguyên chất rắc thêm chú tiêu và vài lát ớt, ỏi thì hoàn hảo.
3. Gỏi nhệch
Cá nhệch là một loại cá có hình dáng khá giống với con lươn, thân nhớt nên khi làm cá người ta thường dùng tro để làm sạch nhớt của nó trước. Cá nhệch có thể kho hay om, nấu canh chua nhưng cá nhệch đem làm gỏi nhệch mới là đúng bài nhất.
Cá được cắt thành những lát mỏng rồi đem trộn với thính, xương cá thì được giã nhuyễn để nấu thành chẻo – một loại nước chấm đặc biệt dùng ăn chung với gỏi nhệch. Gỏi nhệch ăn kèm với các loại lá như lá sung, lá tía tô, rau húng. Cầm chiếc lá, gắp miếng gỏi và, cuốn lại rồi chấm vào chẻo, ăn thử một miếng mới hiểu tại sao lại có nhiều người si mê nó đến thế.
4. Bún bung
Bún bung hay bún hoa chuối là một trong những món ăn mà người Thái Bình cũng như thực khách đều thích. Cái đặc biệt của món bún bung này là khi nó được ăn cùng với hoa chuối vừa có vị chát nhẹ, vị lá xương sông thơm thơm khiến bạn khó có thể quên được.
5. Nộm sứa Thái Thụy
Món nộm sứa ở Thái Thụy nổi tiếng thơm ngon đến nỗi mãi mà người dân nơi đây có một câu truyền tai nhau rằng ““Tới Thái Thụy mà chưa thưởng thức nộm sứa coi như chưa về”. Nghe được câu nói như vậy rồi lẽ bạn bạn lại bỏ lỡ món ăn này quay về được sao? Hãy thưởng thức và chia sẻ cảm nhận của mình về món ăn với bạn bè nhé.
6. Ổi Bo
Những quả ổi bo chỉ nhỏ chừng nắm tay thôi mà lại nổi tiếng khắp gần xa, ai ăn rồi cũng thấy thích. Quả ổi Bo ở miền bắc thì có khá nhiều nhưng kỳ thay, ổi Bo ngon nhất, thơm và giòn nhất thì cứ phải là ổi được trồng ở Thái Bình. Vị ổi vừa chá chát khi mới cắn vào vỏ, chua dịu ở những cái nhai đầu tiên và sau đó là vị ngọt mát đậm đà. Ăn xong rồi vẫn còn cảm nhận được vị ngọt và thơm nơi đầu lưỡi.