Đặc sản ngon mê hồn của Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng Đông bằng sông Cửu Long, là một tỉnh Thuần Nông, Tuy nhiên Vĩnh Phúc lại được người dân cả nước biết đến khá nhiều nhờ các làng nghề truyền thống nghề mộc, làng gốm, làng mây tre đan truyền thống và không ít những lễ hội truyền thống, trong đó đặc biệt phải kể đến lễ hội chọi trâu Hải Lựu (Sông Lô, Vĩnh Phúc) được mở vào ngày 17 tháng Giêng hằng năm nối tiếng với câu ca giao: 

“Dù ai đi đâu, ở đâu
Tháng giêng mười bảy chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Tháng giêng mười bảy nhớ về chọi trâu”

Với quê hương văn hóa, của những làng nghề truyền thống, của những lễ hội truyền thống thì Vĩnh Phúc càng được du khách thập phương ưu ái hơn nhờ những đặc sản mang những nét đẹp truyền thống, mà chỉ khi đến đây, du khách mới có dịp được thưởng thức.

Chè kho Tứ Yên

Xin khẳng định luôn là món chè này không giống như nhưng món chè bình thường khác mà chúng ta vẫn ăn, mà món chè này khô, được nén thành khối tròn, chặt, những miếng chè thơm mịn, đặt trên đĩa đã để sẵn miếng lá chuối xanh.

Đặc sản ngon mê hồn của Vĩnh Phúc

Món chè này không chỉ khác ở hình thức và cách ăn mà nó còn được coi như một món lương khô nuôi quân vì chè kho có thể để được từ 10 ngày đến nửa tháng. Tương truyền vào thế kỷ 6, ở làng Tứ Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc có hồ Điển Triệt, là nơi Lý Bí đắp thành chống giặc nhà Lương. Người dân nơi đây thường tiếp tế lương khô, trong đó có món chè kho cho quân lính của Lý Nam Đế.

Cá thính Lập Thạch

Đây là một món cá được ủ với thính cho đến khi lên men, có vị chua đặc trưng, đem nướng trên than lửa hồng, dùng để ăn với cơm thì rất bắt cơm mà dùng để làm mồi nhậu cho cánh đàn ông thì lại rất bắt rượu.

Đặc sản ngon mê hồn của Vĩnh Phúc

Nếu bạn có đang tò mò về cách làm món ăn này của người Lập Thạch thì bạn biết đấy, họ phải trải qua nhiều công đoạn công phu và phải kiên nhẫn chờ đợi mới được. Cá sau khi mua về được làm sạch, bỏ đầu đuôi rồi xếp vào lọ xen kẽ 1 lớp cá, 1 lớp muối với tỉ lệ cứ 10kg cá ướp với 1.5 kg muối, đậy kín lọ bằng nan tre. Sau khi muối cá khoảng 5 – 7 ngày thì cá được đem ra, ép nước và phơi nắng cho ráo. Cá sau khi ráo nước rồi thì được nhồi với bột thính cho thật đều và lại xếp vào lọ một lần nữa, phải là lọ khác lọ ướp cá với muối. Và giờ là chờ đợi, chờ đến khoảng 2 tuần sau khi cá có mùi thơm phức của thính, vị chua chua sau khi thính lên men và cá có màu hồng ngấu chín coi như đã thành công với mẻ cá thính này rồi. Nhưng đó chỉ mới là công thức thôi còn để mà có được hương vị thơm ngon như món cá thính Lập Thành thì e rằng bạn phải làm một chuyến đến đây rồi.

Bánh nẳng và bánh gạo Lập Thạch

Khi đến với Lập Thạch để thưởng thức món cá thính chua của người Lập Thạch rồi thì bạn cũng nhớ phải thử hai món bánh nẳng và bánh gạo ở nơi đây.

Là hai loại bánh đều được làm từ gạo nếp, mà đặc biệt gạo nếp trước khi làm bánh đều được gâm qua đêm với một loại nước tro. Như bánh nẳng thì ngâm trong nước nẳng, là nước tro tổng hợp của nhiều loại cành cây như xoan, bưởi, tầm gửi, lá si,…đốt cháy. Còn nếp làm bánh gạo thì lại được ngâm với tro cây vừng, nước quả dành dành, ruột cỏ bấc đèn trong 3 ngày đêm rồi mới được vớt ra để chõ xôi.

Có lẻ nhờ chính sự độc đáo, dân giã này mà hương vị món ăn cũng trở nên đặc biệt hơn và có sức hút hơn với những người chỉ mới lần đầu thử qua món ăn.

Bánh trùng mật mía Vĩnh Trường

Bánh trùng được làm từ gạo nếp ngon xay mịn, nắm bột tạo hình bắt mắt. Còn phần nước sốt đó chính là mật mía đem pha với nước lọc rồi đun sôi lên, sau đó thả những viên bánh vào, cho đến khi nước mật sôi lại thì bánh cũng đã chín hoàn toàn. Giờ thì múc bánh ra chén, rắc thêm vừng rang thơm lên là đã có thể thưởng thức ngay được rồi.

Đặc sản ngon mê hồn của Vĩnh Phúc

Những chiếc bánh bột trắng trẻo, nhìn đã biết ngay là khi ăn chắc chắn sẽ rất thơm và dẻo, ngập trong nước mật mía màu đỏ nâu, rồi lại được phủ lên trên vài lát gừng cay nồng thơm phức và vài hạt vừng rang bùi béo, làm quyến rũ mọi người.

Bánh ngõa Lũng Ngoại

Xem ra những món ăn của xứ sở này có những cái tên khá lạ đó chứ và hương vị món ăn thì tất nhiên không thể lẫn đi đâu được. Đây cũng là một sản vật từ những hạt ngọc trời nữa. Và đặc một điều đặc biệt khiến thực khách bất ngờ ở món ăn này đó là bên trong lớp vỏ bánh làm từ bột gạo là lớp nhân bánh được làm từ chè kho.

Tuy 1 mà là 2, tuy là 1 đặc sản nhưng lại là 2 món đặc sản, chẳng phải món này rất lạ đó sao và cũng rất đáng để thử. Món bánh có lớp áo bằng bột đậu xanh bên ngoài màu vàng nhìn cũng đẹp lắm. Bánh ngõa Lũng Ngoại ăn đã ngon rồi lại còn rất ngon mắt.

Bánh gio Tây Đình – Tam Hợp – Bình Xuyên

Tỉnh Vĩnh Phúc là một tỉnh thuần nông, người dân nơi đây chất phác, thật thà, ngắn liền với ruộng đồng nên người ta rất trân quý hạt gạo, từ đó sáng tạo ra những loại bánh nức tiếng, làm đẹp thêm cho nơi đây.

Món bánh gio Tây Đình cũng có cách chế biến và nấu gần giống so với món bánh nẳng Lập Thạch.

Đặc sản ngon mê hồn của Vĩnh Phúc

Có thể nói qua về cách làm món bánh gio này để khách hàng dễ hình dung: Nguyên liệu chính cho món bánh đó là gạo nếp, nếp được vo sạch trong nước vôi trong thật kỹ, để ráo nước rồi lại tiếp tục ngâm trong nước vôi khoảng 2 tiếng. Sau đó nếp được vớt ra và đem ngâm một lần nữa trong nước nắng qua đêm (nước nẳng này là tro của ba loại cây: tầm gửi cây dọc, thân lá cây vừng khô và thân cây sương song).

Gạo đó sau khi được vớt ra, để ráo và gói bằng lá chít đã được luộc qua. Gói bánh được lăn tròn, dài, bẻ hai đầu và dùng lạt buộc chặt. Bánh gio được nấu bánh trong khoảng 3 tiếng, chiếc bánh trông khá mộc mạc, dân giã nhưng chứa bên trong lại là những hạt nếp nở bung, thơm dẻo và làm người ta quyến luyến mãi dù sau vài giờ ăn bánh.

Tép giầu đầm Vạc

Đầm Vạc chính là nơi cung cấp hải sản lớn cho tỉnh Vĩnh Phúc, nằm ở trung tâm thành phố Vĩnh Yên, nhưng nếu hỏi món hải sản nào có tiếng nhất, nổi bật nhất thì xin trả lời rằng đó chính là tép giầu, ít xương và rất mềm, khi rán lên ăn giòn tan. Sở dĩ loại tép có cái tên lạ đến như vậy thì khi nhìn thấy những con tép dầu được rán hoặc nấu chín bạn sẽ hiểu, chúng có màu và hình dáng rất giống với bã giầu (bã trầu) mà các bà, các mẹ ở đây vẫn ăn.

Các cụ ở đây ngày xưa còn tán tụng rằng “đặc sản tép giầu đầm Vạc” còn ngon hơn, hấp dẫn hơn cả thịt trâu, thịt lợn.

Dứa Tam Dương

Người ta dễ bị mê hoặc bởi những bông hoa rực rỡ sắc màu, nhưng khi đến với vùng Tam Dương, Vĩnh Phúc người ta lại dễ bị chìm đắm trong cả một khu vườn ngập tràn những quả dứa căng mọng chín vàng nằm giữa một rừng lá xanh, mặc dù có gai hơi rát nhưng cũng thơ mộng lắm chứ.

Ở đây có nhiều loại dứa khác nhau nhưng trái nào trái nấy đều rất nhiều mật ngọt và thơm ngon. Bạn có thể gọt dứa ăn ngay tại vườn hoặc đập dứa cho dập để ghé miệng uống dòng mật cứ tuân trào từ trái dứa.

Miệng vừa thưởng thức thứ quả thơm ngon, ngồi giữa thiên nhiên cảnh sắc tuyệt vời, trời xanh, gió mát, những cây dứa, trái dứa cứ mơn mởn thì ai mà không thích cơ chứ.

Rượu dừa Tiên Tửu Ngọc Hoa (Yên Lạc)

Đặc sản ngon mê hồn của Vĩnh Phúc

Tuy là vùng đất bắc, không phải là xứ dừa Bến Tre, nhưng người dân nơi đây lại chế biến nên món rượu dừa đặc biệt hấp dẫn, rượu có vị thơm dừa rất quyến rũ, còn vị cay nồng lại rất đặc trưng. Chỉ mới nghe tên cũng đó thấy rượu ngon rồi.

Hương vị của món rượu này hấp dẫn “dân nhậu” vì mùi thơm mát của dừa, còn rượu khi uống lại có vị ngọt nhẹ, uống xong lại không gây đau đầu nên họ vẫn có thể thoải mái uống mà ngày hôm sau vẫn có thể tỉnh táo để đi làm việc.