Văn hóa ẩm thực của người Trà Vinh
Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200km qua quốc lộ 53, tuy là một vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh lại được biết đến với kho tàng văn hóa hết sức đa dạng, có thể kể đến một số lễ hội truyền thống của người Khmer như lễ mừng năm mới Chol chnam thmay, lễ cúng ông bà Dolta, lễ cúng trăng Ok Om Bok và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác của người Kinh, người Hoa như Lễ hội nghinh Ông Mỹ Long, Vu lan thắng hội, Tiết Trùng Cửu,… Đó là văn hóa, nhưng có lẽ nhắc như vậy là còn thiếu sót nếu như không nhắc đến văn hóa ẩm thực của miền đất hứa này.
Bún nước lèo
Nếu hỏi người dân nơi đây rằng món ăn nào nổi tiếng nhất Trà Vinh thì có lẽ bạn sẽ nhận được câu trả lời đó chính là món bún nước lèo.
Món ăn là sự kết hợp của mắm bò óc heo, thịt heo quay và các loại rau sống, còn nồi nước dùng khi ăn có vị ngọt tự nhiên từ tôm cá đã làm giảm đi độ nồng và đậm đặc của mắm nên món ăn rất dễ trôi tuột vào dạ dày của cả những người kén ăn hay khó thích nghi với mùi mắm.
Bánh tét cốm dẹp
Đến Trà Vinh chơi rồi mua vài đòn bánh tét về làm quà đón tay cho gia đình là nhất rồi.
Điều đặc biệt ở món bánh tét này mà bạn cũng có thể dễ dàng đoán ra đó là bánh được làm từ cốm dẹp chứ không phải làm từ nếp dẻo như những loại bánh tét thông thường khác. Cốm dẹp dùng làm bánh tét trước khi cho vào gói cùng nhân đậu xanh thì sẽ được trộn với nước cốt dừa trước, đậu xanh sẽ được trộn với đường, thêm vani tạo mùi thơm cho bánh. Thêm một điểm đặc biệt ở món bánh này nữa đó là người ta không gói bánh tét cốm dẹp bằng lá dong mà gói bằng lá chuối xiêm hoặc lá lùng.
Mắm bò hóc
Khi đến với Trà Vinh, nếu thực khách được chủ nhà mời cùng thưởng thức món mắm bò hóc thì quý lắm đấy.
Nhờ đặc trưng của miền tây sông nước vì thế mà nguyên liệu làm món mắm này cũng phong phú hơn rất nhiều. Từ loại mắm này, người ta có thể chế biến thành nhiều món ngon khác. Với nguyên liệu chính là mắm bò hóc người ta có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Món nguyên chất nhất phải kể đến món mắm sống trộn với chanh, ớt, tỏi thêm chút đường làm giảm độ mặn của mắm và tăng thêm phần quyến rũ cho món ăn.
Bánh canh Bến Có
Bạn có khỏi thắc mắc trong lần đầu tiên thưởng thức món ăn này đó là thịt có khi còn nhiều hơn cả bánh không? Chắc không khỏi ngạc nhiên phải không? Đó không phải vì cô chủ quán ưu ái gì bạn đâu mà đó mới chính là đặc trưng của món bánh canh Bến Có đấy. Bánh canh Bến Có chỉ đúng kiểu khi tỷ lệ thịt và bánh phải gần bằng nhau mới được. Không chỉ có thịt, trong tô bánh canh hương vị hảo hạng này còn có cật, ga, phèo, lưỡi, tai heo,… để vừa không gây ngán cho thực khách vừa tạo nên hương vị chung trong từng cái riêng hợp lại ở món ăn này.
Nói nhiều quá đôi khi lại không bằng việc bạn phải chính miệng thưởng thức 1 lần, khi đó nhớ kẻ chúng tôi về cảm nhận của bạn nhé.
Bún suông
Là tên gọi của một loại bún ăn với chả tôm, nghe thì không có gì quá đặc biệt nhưng chỉ khi ăn, khi căn vào từng miếng suông ngọt thơm và béo ngậy thì bạn mới biết nó đặc biệt đến mức độ như thế nào.
Những con tôm tươi được ướp mắm, xay nhuyễn và nặn thành tường con “suông” để ăn cùng với bún nên món ăn này mới có cái tên lạ đến như vậy. Còn vị nước dùng thì mới đậm đà làm sao, nước có màu nâu của me và tương hạt, khi ăn sẽ dễ dàng cảm nhận được vị chua chua ngọt lan trên đầu lưỡi, khiến người ta dù đã ăn đến no rồi vẫn không thể nào ngừng ăn được.
Cháo ám
Để có được một nồi cháo ám quả thực không hề đơn giản chút nào. Người làm món ăn này phải chịu khó mới được. Đó là vì phải làm cá lóc thật cẩn thận, con cá lóc còn tươi được làm sạch, đem luộc chín rồi sau đó mới lấy cá ra, gỡ từng miếng, cẩn thận lấy hết xương rồi tiếp tục sau đó cho vào chảo xào với hành thơm. Còn phần trứng cá cũng được tận dụng, trứng cá được đánh nhuyễn rồi cho vào nồi cháo được nấu từ nước luộc cá. Chưa hết, một nồi cháo ám tròn vị còn có cả hành khô, tôm kho và mực khô nướng nữa, tất cả cùng nhau làm nên hương vị rất đặc biệt cho món ăn.
Nước mắm rươi
Nước mắm cá thì nghe nhiều rồi nhưng còn nước mắm rươi thì sao? Đây là món ăn còn lạ, cỉ được làm từ rư, kết hợp với muối và nước theo tỉ lệ 5:1:4 rồi đem ủ từ khoảng 10 đến nửa tháng. Món nước mắm này lạ ở màu vàng xanh của nó, tuy không thơm bằng nước mắm Phú Quốc nhưng lại vượt trội về độ ngọt dịu.
Dừa sáp
Trà Vinh được mệnh danh là vương quốc sáp dừa. Những trái dừa sáp nơi đây không hổ danh nên có cùi rất dày, ngoài lớp cơm dừa giống như những loại dừa bình thường, loại dừa này còn có thêm 1 lớp sáp dừa, lớp sáp này cũng chính là cơm dừa dày hơn gần như chiếm trọn lòng trái dừa, xôm xốp và dẻo.
Tôm khô Vinh Kim
Những con tôm khô có màu đỏ hồng, thịt chắc và có vị ngọt đậm chính là đặc sản chính hiệu Trà Vinh. Tôm khô Vinh Kim được làm từ loại tôm bạc đất vùng ven biển nên chất lượng hơn hẳn so với những con tôm khô ở những địa phương khác.
Để có thể khám phá hết được những đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Trà Vinh thì không chỉ 1 lần, 2 lần là có thể khám phá hết được đâu, nên hãy chịu khó đến đây vài lần nữa nhé, nhưng hãy cẩn thận kẻo có khi bạn lại nghiện Trà Vinh mất thôi.