Thủ phủ của cây điều – tỉnh Bình Phước có gì ngon?
Nội dung chính
Là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 121 km theo đường Quốc lộ 13, tỉnh Bình Phước là nơi định cơ và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Chính vì thế, Bình Phước mang nhiều nét văn hóa khác khác của các dân tộc cũng như những lễ hội độc đáo thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, du lịch Bình Phước còn nhiều điều thú vị hơn nữa với những món ăn ngon, những đặc sản nơi đây.
Bình Phước cũng là tỉnh có diện tích lớn nhất miền Nam nên chắc chắn sẽ có rất nhiều địa điểm, nhiều món ăn ngon mà bạn sẽ cần phải khám phá đấy. Vậy hãy chuẩn bị cho mình một cái bụng rộng có sức chứa khỏe để thưởng thức một cách ngon lành nhất những món ngon ở đây nhé.
Những món từ điều
Bình Phước được xem là thủ phủ của cây điều, những hạt điều ở đây được trồng và thu hoạch phần lớn là bởi đồng bào người Khơmer và S’tiêng, cây điều được trồng theo phương pháp truyền thống nên rất sạch sẽ và an toàn. Cũng chính vì thế mà về đây, du khách sẽ được tha hồ thưởng thức những món ăn độc đáo từ hạt điều nhé.
1. Bánh hạt điều
Bánh hạt điều có màu vàng của trứng ngon mắt, màu trắng của bột, hạt điều thơm lừng, béo ngậy và giòn tan, lại thêm mùi thơm dịu d không lẫn vào đâu của bột quế, vị beo béo, ngòn ngọt làm say lòng người.
Bánh hạt điều này là được làm từ hạt điều, bột quế, bột nổi, trứng gà, bột mì, đường và dầu ăn. Hạt điều sẽ được rửa và ngâm khoảng 10 phút trong nước cho nó mềm rồi mới vớt ra để ráo nước. Các loại bột mì, bột quế và bột nổi sẽ được trộn chung với nhau còn bơ và đường sẽ được đánh bông lên kem lên rồi mới cho tr và dầu ăn vào đánh chung.
Tiếp sau đó mới cho hết tất cả các nguyên liệu vào trộn chung đều lên với nhau, bao gồm cả hạt điều nữa. Bánh sau khi lấy ra khỏi lò nướng, màu sắc và mùi thơm khiến người ta cảm thấy ngây ngất.
2. Hạt điều rang muối
Được ăn những hạt điều được chế biến ngay tại vùng nguyên liệu thì còn gì tuyệt vời bằng nhỉ?
Hạt điều rang muối ở Bình Phước đậm đà, giữ nguyên được vị ngọt béo, giàn tan và thơm lâu. Đặc biệt, ở phần bên ngoài hạt còn được giữ lớp vỏ lụa, là lớp phân cách giữa nhân hạt điều và lớp vỏ cứng bảo vệ bên ngoài. Khi ăn, khách hàng có thể vừa ăn vừa dễ dàng tách bỏ vỏ, đó cũng là lý do mà hạt điều Bình Phước càng ngày càng có chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.
3. Gỏi trái điều
Muốn ăn được món gỏi này thì phải đến vùng trồng điều mới được, còn những xứ khác thì thực khách khó lòng có cơ hội nếm thử. Thông thường, người ta chỉ chú trọng đến hạt điều thôi nên trái điều không được chú ý cho lắm.
Quả điều mọng nước, có vị vừa chua vừa ngọt, một chút chan chát, hái vào để chấm muối ớt ăn cũng thú vị lắm. Đồng thời cũng chính cái vị vừa chua, vừa ngọt, vừa chát đó là khi dùng nó để làm gỏi thì không còn gì để nghi ngờ.
Gỏi trái điều trộn với tôm thịt, thêm một chút vị mặn nữa. Món ăn dân dã, mộc mạc nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong thực đơn của nhiều nhà hàng sang trọng và được khách hàng gọi nhiều. Vậy nên cứ thử đến và thử ăn một lần xem sao nhé.
Những món đặc sản khác
Bên cạnh những món không thể chê vào đầu từ hạt điều thì Bình Phước cũng tỏ ra không hề nhàm chán khi điểm mặt những món ăn mới lạ nữa. Dĩ nhiên khi thưởng thức thực khách sẽ cảm thấy vô cùng khoái chí bởi độ ngon và độ độc đáo của chúng.
1. Ve sầu sữa
Nhắc đến ve sầu thì không ai còn xa lạ gì nữa sau khi đã và đang trải qua một tuổi thơ dữ dội. Tuy nhiên muốn được một lần ăn thử món ve sầu sữa thì không phải ai cũng có thể đâu nhé. Muốn bắt được ve sầu sữa cũng phải tốn nhiều thời gian và công sức lắm đó.
Phải sau mùa hè, trên các cây điều, cây cao su, ch 17 – 18h, khi ve sầu lột xác đồng loạt thì người ta sẽ canh và bắt chúng về để chế biến. Ve sầu sữa vừa mới lột xác sẽ được chiên giòn, ăn kèm với rau sống và nước mắm tỏi ớt. Những con ve vừa béo ngậy, vừa giòn tan. Vị của nó thì khỏi nói rồi.
2. Lá nhíp
Đến với các phiên chợ huyện của Bình Phước và theo dọc con đường về buôn sóc của người S’tiêng, du khách có thể dễ dàng tìm mua cho mình một mớ lá nhíp non màu đỏ phớt có cuống màu xanh lá.
Lá nhíp vừa có thể đung để nấu canh thụp, vừa có thể xào với lòng gà, thịt bò, nấu lẩu lá nhíp, canh với tôm, cá,… Bị lá nhíp dẻo, ngọt, bùi và cũng rất thơm. Ăn không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng nữa.
3. Đọt mây
Khi bạn cũng tham gia một bữa ăn với người đồng bào nơi đây, nhất là người S’tiêng, bạn sẽ được đãi món đọt mây nướng than hồng. Đọt mây nướng vừa thơm, ngậy, vừa có vị ngọt đắng đặc trưng. Nhất là ăn đọt mây chấm với muối chanh ớt thì sau đó, bạn có thử thêm bất kỳ một món ăn nào khác bạn cũng sẽ thấy đọt mây là ngon nhất rồi.
Ăn đọt mây đồng thời cũng giúp giải rượu, chữa chứng chướng bụng và đầy hơi.
4. Heo thả rong
Một đặc sản của sóc Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Thịt heo rừng được nuôi bán hoang giã, chúng ăn thức ăn từ tự nhiên nên thịt ngọt, ngon, ít mỡ, không ngậy.
Trong những món ngon được chế biến từ heo thả rong thì có lẽ món thịt heo được làm sạch lông, để nguyên cả da rồi ướp và nướng tên than hồng là ngon nhất. Thịt được nướng chín tới, mềm, ngọt, giữ nguyên được hương vị. Khi ăn lại ăn kèm với các loại chuối chát, rau rừng thì quả là trên cả tuyệt vời.
5. Rượu cần
Đối với người đồng bào S’tiêng thì rượu cần không chỉ đơn thuần chỉ là một loại rượu mà đó chính là con người, là văn hóa, là tín ngưỡng. Người S’tiêng uống rượu cần để thân thiết và gần gũi nhau hơn. Còn trong những lễ hội và các nghi lễ quan trọng thì nhất định phải có rượu cần.
Chỉ bấy nhiêu đó thôi bạn đã thấy được sự “rộng lớn” của ẩm thực Bình Phước rồi chứ? Bên cạnh những món ăn nổi bật đó, Bình Phước còn có nhiều hơn nữa những món ăn dân dã, đậm đà mà có lẽ phải một chuyến đến đây thì bạn mới có thể sâu sát và nếm thử nhiều hơn nữa những món ăn được chính người dân hiếu khách nơi đây chế biến thiết đãi.