Những món ăn độc đáo chỉ có ở đất rừng Tây Nguyên
Nội dung chính
Nói đến ẩm thực đặc trưng của đất và người dân Tây Nguyên thì bạn có đang nghĩ đến món ăn nào kiểu như thỉ gác bếp, gà nướng hay những món rau rừng lạ lẫm không thể tìm thấy ở đồng bằng không?
Quả đúng là như vậy, với thói quen sinh hoạt cũng như sự khác biệt về văn hóa đã mang lại cho con người Tây Nguyên những cách thưởng thức, chế biến món ăn hoàn toàn không giống những nơi khác. Có lẽ ẩm thực của các khu vực miền núi thường hao hao giống nhau nhưng để đem so với các vùng đồng bằng hay ở nhiều vùng miền, đất nước khác thì nó chỉ là một mà thôi. Lên với Tây Nguyên, vừa hòa mình vào cái cảnh non nước hùng vĩ, rì rào và ngồi lại thưởng thức vài miếng ngon hoang dã thì còn gì bằng.
Các món rau rừng
Lẩu lá rừng
Người Tây Nguyên ăn lẩu lá với cách rất lạ. Nếu như ở ta thường ăn lẩu là sau khi nước dùng sôi, cho thịt cá vào nấu chín rồi mới nhúng rau để ăn từ từ thì ở đây người ta cho rau vào nồi cùng một lượt rồi mang ra để ăn. Lẩu lá rừng này trông giống với món canh ở đồng bằng hơn.
Món ăn là sự hòa trộn hương vị của khoảng hơn 10 loại lá rừng, mỗi loại mỗi vị khác nhau. Khi nấu thì nấu kèm cùng với tôm khô và thịt rừng. Trước đây, món ăn này là một món chống đói của người dân Ê đê ở phố núi Pleiku. Hiện nay khi lên đây nếu muốn thưởng thức ẩu lá rừng không phải là chuyện dễ dàng gì, nhất lại là ngồi giữa bạt ngàn núi rừng để thưởng thức. Tuy nhiên, khi đã thưởng thức rồi bạn sẽ hiểu được tại sao người ta lại phong nó là đặc sản của Tây Nguyên.
Cà đắng
Cà đắng đúng như tên gọi, vị cà hơi ngai ngái vị đắng, với những người không quen có thể hơi khó tiếp nhận một chút, nhưng với những ai có thể ăn đắng thì rất dễ bị nghiện bởi món ăn quá sức thơm ngon.
Với quả cà đắng nhỏ nhoi, người ta có thể chế biến ra rất nhiều món ăn khác nhau. Món cà muối thì bạn sẽ phải vừa ăn vừa chảy nước mắt với vị cà muối ớt giã nát cay xé lưỡi nhưng lại vẫn muốn ăn tiếp. Món cà nướng thơm thơm, vị cà bùi béo rất có sức hút sẽ giúp bạn xua tan đi cái vị đắng khó chịu ban đầu, sau khi ăn xong bạn còn cảm nhận được vị đắng vương lại nơi đầu lưỡi nữa. Món cà đắng nấu chung với thịt và hải sản, kèm vài quả ớt xanh, lá lốt xắt nhỏ nữa thì phải nói là ăn tới đâu, thâm tới đó. Vừa có vị đắng của cà, vị béo của thịt, vị bùi của lá lốt. Bạn hoàn toàn không đủ sức để cưỡng lại đâu.
Gỏi lá
Đây chính là món ăn mà chúng tôi muốn nói đến nhất ở đây. Tại vì sao? Tại vì món ăn khi được bày lên toàn lá những lá bởi vì nó có đến hơn 40 loại lá kia mà. Mỗi loại lá khác nhau lại mang một tác dụng đối với việc bồi bổ sức khỏe không giống nhau.
Ngắt vài ba đọt lá đem cuốn hình phễu, ăn với thịt ba chỉ, bì lợn thái mỏng trộn thính và tôm rang cho vào giữa phễu, sau đó quyệt nhẹ vào chét nước chấm đặc sệt được làm từ hèm rượu, trứng vịt và hạt tiêu thì… Chỉ nói đến đây thì là tôi đã không thể kiềm nổi lòng mình rồi. Món ăn lạ và cách ăn cũng lá khiến thực khách khắp nơi vô cùng thích thú.
Măng nướng
Măng nướng là một món đặc sản của một xã thuộc hiện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk. Măng nướng thì chắc chắn không thể giống với những món măng xào, măng luộc, măng khô mà bạn đã từng ăn rất nhiều lần trước đây rồi. Phải là loại măng le rừng mọc vào mùa mưa mới có được vị ngọt thơm và dai tự nhiên được.
Những cây măng sau khi được hái về sẽ được đặt lên bếp lửa to và nướng cho đến khi cháy lớp áo măng bên ngoài, sau đó để lửa cho liu riu cho đến khi măng chín thì lấy ra cho nguội và bóc sạch lớn áo măng bên ngoài đi. Phần măng nướng này sẽ đem xắt nhỏ ra đem xào với “vêch” bò mới gọi là đặc sản. Vừa có cái vị đăng đắng của “vêch” bò, vị ngọt thanh của măng nướng, cực cay của ớt, ăn cùng với cơm thì ăn hoài ăn mãi cũng không thấy chán miệng.
Các món thịt rừng
Thịt gà sa lửa
Chỉ mới nghe đến cái tên thôi cũng đủ khiến người ta tò mò, muốn tìm hiểu ngay đó là món gì, và gà sa lưỡi thì sẽ có vị ra sao?
Gà sa lửa là được làm từ những cho gà nhà nuôi của đồng bào hoặc gà rừng nên thịt thường dai, ngọt và rất thơm. Con gà sau khi làm sạch thì sẽ được đem ướp với muối, ớt, sả cho thấm, 1 tiếng sau thì đem kẹp vào thanh tre cùng với lá chanh để “sa lửa”, tức là nướng cho đến khi da gà vàng ươm lên là được. Thịt gà sa lửa này sau khi nướng còn nóng hổi, xé liền một miếng mà chấm vào chén muối lá é để thưởng thức thì thôi rồi.
Thịt nai
Thịt nai có độ mềm, đậm đà và vị ngọt hoàn hảo nên thực khách khi đến đây luôn cảm thấy mến tay, mến chân đến độ không muốn về sau khi thưởng thức thịt nai.
Người ta có thể làm thịt nai nướng, thịt nai xào lăn, thịt nai nhúng giấm,… Nếu như những người thích lai rai, nhâm nhi vài chén với bạn bè chọn món thịt nai khô ướt xì dầu, muối, sả, đường, mè trắng và ti tỉ những loại gia vị rất núi rừng cho bữa nhậu của mình thì những người khác lại chọn món thịt nai tươi thái mỏng được tẩm ướp đem nướng trên bếp cho sự quây quần đủ đầy của mình, vừa nướng vừa ăn, vừa ăn vừa trò chuyện thì không sai được.
Thịt heo rẫy nướng
Như gà hay nai, thịt heo rẫy này cũng được chăn thả tự nhiên nên thị của nó ngọt, mềm, chắc và rất ít mỡ nên mỗi thực khách khi đến đây và thưởng thức món ăn này thì sau khi trở về luôn ấp ủ mong muốn thưởng thức lại một lần nữa mới thỏa lòng.
Ở đây, khi để tiếp đãi khách đến nhà thì người ta thường làm món heo nướng muối ớt thơm nức mũi. Thịt heo được tấm các loại gia vị đặc trưng như củ nén, gốc mùi, ngò gai và sả cùng thật nhiều ớt cay. Sau khi tẩm ướp rồi người ra đem xiên thanh gỗ qua người con heo để nướng nguyên con. Mỗi con heo rừng thường chỉ nặng 10 – 12kg, da heo được nướng đến độ vàng, cảm tưởng như đụng vào một cái là có thể vỡ tan. Vừa xẻo thịt ăn tại bàn, thịt heo thơm, ngọt và mềm mại, chấm vào chén muối cho đậm đà thêm nữa. Món ăn này thực sự, thực sự hấp dẫn.