Những món ăn cực “êm” của An Giang
An Giang là một tỉnh ráp gianh biên giới Campuchia nên sẽ có 1 sự giao thoa văn hóa mức độ nào đó, nơi đâu còn được cả nước biết đến có nhiều đồng bào cư trú như Khmer, Chăm, Hoa, Việt,…vì thế mà văn hóa An Giang cũng trở nên đa dạng hơn rất nhiều.
Không chỉ có sự đa dạng trong văn hóa đời sống của con người An Giang mà văn văn hóa ẩm thực của vùng đất này cũng trở nên phong phú và mang nhiều đặc trưng riêng hơn, thu hút sự tò mò khám phá của du khách trong và ngoài nước.
Gỏi sầu đâu
Cây sầu đâu hay còn gọi là cây xoan, một loài cây thân gỗ mọc hoang, có thể dễ dàng được tìm thấy nhiều nhất ở Châu Đốc và vùng Bảy Núi – An Giang. Sầu đâu có thân cây cao, tán lá bung lớn, lá cây nhỏ, dài và đặc biệt có những chùm hoa màu tím đẹp mắt với những bông hoa nhỏ li ti.
Tuy là loại cây mọc dại nhưng lá sầu đâu lại được người dân ở đây tận dụng chế biến nhiều món ăn ngon hiếm có như sầu đâu ăn kèm với mắm thái, sầu đâu chấm cá kho, sầu đâu chấm thịt kho, nhưng vị trí độc tôn trong menu làm từ lá sầu đâu phải kể đến món gỏi sầu đâu.
Vị đắng dịu của sầu đâu, vừa ăn vừa thấm , sau đó sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh nơi cuống họng mà lá sầu đâu để lại, thêm thịt tôm cá dai dai, mềm mềm, vị thơm ngọt của các loại gia vị, kẻ tung người hứng khiến cho thực khách khó mà né được sự chinh phục của món ăn.
Xôi phồng chợ Mới
Khách mới đến với An Giang có thể tìm về với vùng Chợ Mới, cù lao Giêng để thưởng thức món ăn này đúng vị nhất.
Xôi được làm từ hạt nếp bản cho người dân nơi đây tự trồng trên chính ruộng đồng nơi đây thì hạt nếp với tròn đẹp, cho ra hạt xôi dẻo thơm và căng được. Nếp kết hợp cùng với đậu tạo ra hương vị độc đáo, bắt miệng cho món ăn. Xôi được chiên phồng, có vàng ươm, bốc mùi thơm, khi ăn có thể ăn liền luôn hoặc chấm với tương ớt, xì dầu thì sẽ rất ngon.
Tung lò mò
“Tung lò mò” – lạp xưởng bò nghe cũng có vẻ có vẻ có vần có điệu đó chứ. Vì thực chất Tung lò mò chính là một tên gọi khác của lạp xưởng bò. Đây là món ngon độc đáo của người dân tộc Chăm sinh sống ở An Giang.
Tung lò mò khác với các món lạp xưởng lợn khác, tất nhiên rồi. Sau khi làm xong lạp xưởng bò là chỉ cần phơi cho khô là có thể đem chiên hoặc nướng ăn ngay được.
Những thỏi “Tung lò mò” màu đỏ kích thích, nướng trên lửa than hồng, vừa nướng vừa ăn, chín tới đâu, ăn tới đó mới bắt trọn hương vị món ăn được. Khi ăn thì chấm lạp xưởng bò cùng với muối tiêu chanh hoặc tương ớt mới gọi là đúng điệu.
Khi ăn, bạn hoàn toàn dễ dàng cảm nhận được vị ngọt bùi của thịt và mỡ bò, vị chua chua của cơm lên men hòa cùng vị cay của ớt. Bên cạnh đó, lạp xưởng bò lại còn được ăn kèm với rau sống, rau cần tươi, thêm vị chua của khế, vị chát của chuối sống thì đạt điểm mười về chất lượng rồi còn gì.
Bánh phồng Phú Mỹ
Gần 70 năm nay, với hơn 50 cơ sở sản xuất và trên 300 lao động, làng nghề bánh phồng Phú Mỹ được hình thành, tồn tại và phát triển, gây được tiếng vang lớn cho đến hôm nay.
Bánh phồng Phú Mỹ khi chưa chiên thì nhỏ, nhưng sau khi chiên thì lại phồng rất to, vừa xốp, vừa giòn, cắn vào một miếng nghe rộp rộp bên trong rất vui tai, cộng thêm hương vị của các loại gia vị làm nên hương vị rất đặc trưng của món ăn.
Cốm dẹp An Giang
Đây là món ăn đặc sản của người Khmer An Giang, cũng giống như người Hà Nội tự hào về cốm làng Vòng thì người An Giang tự hào về món cốm dẹp này vậy.
Người Khmer gọi cốm dẹp là “om bóc”, là món ăn dùng để cúng tế các vị thần từ hơn 100 năm nay, và đến nay vẫn vậy để thể hiện được lòng thành và sự kính trọng, biết ơn của họ.
Hạt nếp sau khi được rang chín thì đổ ra cối bồng để giã, phải thật khéo khi giã nếp, sao cho hạt nếp dẹt, tròn đều, không được quá mạnh tay nếu không hạt nếp sẽ bị nát nhưng nhẹ tay quá thì hạt nếp lại không đủ độ dẹp, nên phải là dân “chuyên nghiệp” mới có thể làm tốt được.
Cốm dẹp ăn luôn được trộn thêm cùng với đường và dừa nạo thêm một ít muối cho vị của món ăn đậm đà. Sau đó đem ủ cốm khoảng 2 giờ sau là lấy ra và thực hiện công đoạn cuối cùng của món ăn.
Công đoạn cuối cùng của món ăn này rất quan trọng và được nhiều người chờ đợi nhất đó chính là thưởng thức món ăn.
Bò bảy món núi Sam
Nếu bạn muốn được thức trọn bộ bảy món bò núi Sam thì e rằng phải cất công một chuyến để đến với làng Vĩnh Tế, thuộc vùng núi Sam để mà thưởng thức, vì người dân nơi đây có phong tục là vào những dịp tiệc tùng, cưới hỏi thì sẽ làm đủ bò 7 món đặt lên bàn tiệc, không thiếu một món nào, và đây chính là đặc sản không thể thiếu trong cuộc sống của họ.
Núi Sam thuộc thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang, nơi đây không chỉ nổi tiếng vì có nhiều thắng cảnh mà còn nổi tiếng nhờ món bò bảy món. Món ăn không thua kém bất kì một loại bò 7 món ở vùng khác hay bò 7 món của Sài Gòn. Nhưng phải lên tận làng Vĩnh Tế mới ăn được vì ở những nơi khác thường thì người ta kinh doanh riêng lẻ một món ăn thôi như cháo đầu bỏ ở Châu Đốc không ai là không biết.
Sáu vị khác của đặc sản này gồm có: lòng bò luộc, bò đun bánh hỏi, cháo đầu bò, bò khía bánh mì, bò xào lá vàng, bò lúc lắc, là những món ăn mà người đầu bếp nào cũng thông thạo.
Bánh bò thốt nốt Châu Đốc
Cây thốt nốt có thể nói là loại cây đặc trưng của người Khmer Nam Bộ. Đến Châu Đốc, An Giang, qua các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên…, đâu đâu bạn cũng bắt gặp cây thốt nốt.
Cây thốt nốt thực sự mang lại rất nhiều tiện ích, lá cây thì để lợp nhà, làm chất đốt, cây già làm cột nhà, làm bàn ghế… Riêng trái thốt nốt mang lại những hương vị khó tả cho các món ăn, để lại ấn tượng khó phai trong lòng du khách. Trong đó, món ăn gây ấn tượng nhất khi có ai đó ghé qua Châu Đốc mùa thu hoạch trái phải là bánh bò thốt nốt.
Vị bánh xôm xốp, ngọt ngào của đường, béo ngậy của dừa, hòa lẫn mùi thơm thoảng đặc trưng của đường thốt nốt xực lên tận cánh mũi, không lẫn vào đâu được.
Mắm ruột
Món này cũng lạ thiệt, mắm thường là người ta làm từ thịt cá, được bỏ ruột để nguyên con làm mắm nhưng món mắm này lại làm hoàn toàn ngược lại, có gì nhầm lẫn chăng.
Mặt ruột An Giang thức chất là được làm từ ruột của những loại cá ngon, đem trộn với thính gạo lứt, đem ủ chừng 3 tháng sau, lên vị và lên mùi rất ngon và hấp dẫn.
Sau 3 tháng ủ mắm là có thể lấy ra ăn liền được, pha kèm với rau thơm và ớt sừng trâu làm tăng hương vị. Những người sành ăn hơn thì dùng mắm chưng với thịt ba rọi, hột vịt, thêm ít tiêu và vài lát gừng mỏng, ăn với cơm nóng kèm theo mớ rau xanh được hái từ đồng về thì “tuyệt cú mèo”.
Bò cạp Bảy Núi
Không phải là loại bò cạp nguy hiểm như chúng ta thường thấy, đó là loại bò cạp có màu đen nhánh, hai càng to kềnh, to cỡ con dế cơm của vùng Bảy Núi.
Để có thể thu hoạch được loại bò cạp này người bắt phải thật sự chuyên nghiệp, họ phải lên núi và săn chúng trong những tảng đá to.
Bọ cạp bắt về không đem chế biến ngay mà được thả vào thau vài ngày cho “sạch bụng”, rồii để nguyên con và chảo dầu chiên giòn. Ăn bị cạo chiên cùng với rau thơm, dưa leo, cà chua và ngò thơm, chấm với muối tiêu chanh thì tuyệt cú mèo.
Nhắm món ăn này cùng với rượu ngâm bọ cạp vừa cho cảm giác lâng lâng, tê tê mà rượu bò cạp còn có thể chữa các bệnh đau nhức xương khớp nữa. Món này có vẻ là món mồi ngon cho các quý ông nhưng với các chị em phụ nữ có thể khá là khó nhằn đây.
Bún cá Long Xuyên
Về với vùng Long Xuyên, An Giang nhất định phải thương thức món bún cá có màu vàng nghệ hết sức nổi bật, là món đặc sản của vùng đất này.
Món bún ca này được chế biến từ cá lóc đồng còn tươi, thịt cá dai ngon chắc nịch, đặt bên cạnh là đĩa rau nhút hoặc chuối thái sợi, cừa ăn vừa bỏ rau và tô bún và thương thức thì “êm” lắm đó. Điểm nhấn của món bún cá Long Xuyên Châu Đốc là nêm trong tô bún một ít muối chứ không dùng nước chấm.
Khi về với An Giang, không cần tiêu tốn quá nhiều tiền để có thể thưởng thức hết những món ngon ở đây, và lời mời mọc ngọt ngào của cô em gái miền Tây cũng ngọt ngào không kém, làm nao lòng biết bao vị khách đường xa, muốn ở chứ không muốn về.