Những món ngon đậm chất miền Tây không được bỏ lỡ
Nội dung chính
Miền Tây sông nước với những con người phóng khoáng, vui vẻ; vùng đất giàu có những sản vật thơm ngon, tươi mát. Chắc chắn khi đến đây, du khách sẽ không thể kìm lòng mình trước khung cảnh sông nước hữu tình và hương vị của những món ngon đậm chất Tây Nam bộ.
Miền Tây là nơi được xem là nước nhiều đất ít, ghe thuyền quý hơn xe cộ, với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, nên đặc sản nơi đây chắc chắn cũng gắn liều với đặc điểm của địa hình rồi. Mà nhiều nhất có lẽ là những món cả, những loại được bắt từ sông, từ ruộng lên hãy còn tươi nguyên, vẫn còn giãy đành đạch thì được người dân đem vào chế biến ngay.
Những món cá
1. Bún cá
Món ăn này khá phổ biến ở miền Tây, nhưng khi qua mỗi tỉnh, mỗi vùng khác nhau thì người ta lại có một cách chế biến khác, một sự biến tấu đặc biệt phù hợp với khẩu vị người địa phương hơn. Món bún cá này là người ta chế biến từ những con cá lóc béo tròn, tươi ngon được bắt từ chính trên sông, trên ruộng nên chất lượng và đảm bảo hơn nhiều.
2. Cá lóc nướng trui
Nếu bún cá là món phổ biến thì cá lóc nướng trui là món nổi tiếng ở nơi đây mà người dân ở xứ khác đến luôn muốn được thử một lần ra đồng, bắt cá lóc, nướng trui rơm và thưởng thức ngay tại ruộng.
Để có được món này, người ta chọn một con cá lóc nặng khoảng nửa kí, để nguyên con, xiên que tre từ đầu ra giữa lòng cá, để nguyên con và không cần phải làm vảy, bỏ ruột gì hết mà để lên nướng hay cắm xuống đất và phủ rơm lên để trui chín luôn. Sau khi có chín, cạo bỏ lớp vảy cháy đen bên ngoài để lộ phần da cá vàng bên trong ra. Xẻ đôi con cá dọc theo lưng, lấy bộ lòng của nó để cho vào chén nước mắm đường với tỏi ớt, me để chấm.
3. Cháo cá lóc
Món ăn dân dã này cũng được người dân xứ miệt vườn dùng để mời thực khách tứ xứ gần da khi đến đây tham quan, nghỉ dưỡng. Như hai món trên đây, thì cá lóc vẫn được chọn làm nguyên liệu chính, thường có hai loại cháo đó là cháo cá lóc rau đắng và cháo cá lóc rau mồng tơi. Đồng thời các loại nấm rơm, rau đắng, rau mồng tơi hay cải xanh cũng được dọn ăn kèm tùy thuộc vào sở thích mỗi người.
4. Cháo cua đồng
Tuy không phải là cá lóc, nhưng những con cua bổ béo này cũng là thành quả của người dân sau một ngày lặn lội trên đồng sâu để cho ra một nồi cháo vô cùng thơm ngon. Mặc dù cháo cua đồng bạn có thể dễ dàng tìm kiếm ở bất kỳ đâu song hương vị của chúng đều rất tuyệt.
Cháo cua đồng của người miền Tây là ăn kèm với trứng vịt lộn và các loại rau ngót, rau má, rau mồng tơi, rau đay, rau cải xanh và mướp hương. Thịt cua và các loại rau được hoàn quyện lại tạo nên hương vị đặc sắc làm nao lòng thực khách.
5. Lẩu mắm
Là món lẩu mắm được nhiều bạn bè tôi ở miền Tây tự hào giới thiệu. Nguyên liệu đặc biệt làm nên hương vị cho nước dùng của món lẩu này chính là mắm sặc hay mắm cá linh ở An Giang. Lẩu mắm ở miền Tây đã có từ rất lâu đời và thực không hổ danh là món ngon nhất nhì miền Tây, không thử liền là tiếc lắm đó.
6. Lẩu cá linh bông điên điển
Đây quả thực là sự kết hợp hoàn hảo, một món đặc sản được tạo nên từ hai loại đặc sản khác: cá linh và bông điên điển. Những bông điên điển vàng tươi, những con cá linh nhỏ nhỏ màu ánh bạc, dân dã và rất quê nhưng lại có sức chinh phục vô cùng kinh khủng.
Những món ăn khác
1. Đuông dừa tắm nước mắm
Với những người yếu tim thì thực sự món này còn kinh dị hơn cả phim kinh dị nữa. Những con đuông được bắ từ đọt dừa béo trắng, núc ních và vẫn còn ngoe nguẩy sẽ được thả ngay vào chén nước mắm mặn, chờ cho đến khi nó nhả được hết chất dịch trong người ta thì từ từ cho vào miệng để thưởng thức.
Món ăn kinh dị này chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất bổ và sạch. Với những người gan dạ và đã từng thưởng thức qua cho hay, món này rất thú vị, hương vị của nó cũng rất lạ. Ngoài đuông dừa tăm nước mắm thì người ta còn có thể chiên giòn lên hay làm gỏi, lăn bột,…
2. Chuột đồng
Với vựa lúa lớn nhất với những cánh đồng thẳng cách cò bay thì Đồng bằng sông Cửu Long cũng cũng mang lại thịt chuột, một món ăn khoái khẩu của cả người miền Tây và cả những thực khách, những khách du lịch đến đây thưởng thức.
3. Bò tùng xẻo
Gọi là bò tùng xẻo là vì bò sẽ được nướng nguyên con, sau khi bò đã chín vàng rồi, người ta cầm dao chọc vào thân cắt thịt chấm với tương để thưởng thức. Con bò sau khi đã được cắt tiết, làm sạch lông vào mổ hết ruột rồi, người ta sẽ nhồi các loại lá như đinh lăng, sả, lá tía tô vào bụng bò, khâu chặt lại để nướng. Về miền Tây mà lại không biết, không thử món ăn này quả là một sự thiếu sót vô cùng lớn đấy.
4. Bánh xèo miền Tây
Khác với bánh xèo miền Trung, bánh xèo miền Tây được làm từ gạo xay ngâm qua đêm rồi xay mịn ra. Bột gạo này sẽ được đem pha với bột nghệ cho có màu vàng đặc trưng, pha thêm một ít nước cốt dừa nữa. Bánh xèo miền Tây được tráng cái to, lớp vỏ bánh rất giòn và ngon mắt. Ăn bánh xèo miền Tây là ăn cùng với các loại rua như cải xanh, là lách, diếp cá, dưa chuột,… và chấm với nước mắm pha chua ngọt thơm ngon mà không ngán.
5. Bánh canh
Với người miền Tây, họ có thể ăn bánh canh bất kỳ lúc nào, đây là món ăn quen thuộc trong đời sống ẩm thực của người dân nơi đây. Bánh canh miền Tây đặc sắc với các loại bánh xanh giò heo, bánh canh cua, bánh canh ghẹ, bánh canh tôm nước cốt dừa,… Và thông thường chúng đều có nước dùng hơi sền sệt, sánh đậm. Sợi bánh là được làm từ bột gạo hoặc bột lọc.
Tuy không phải là sơn hào hải vị, những thức có giá trị nhưng chính sự dân giã, mộc mạc này của con người miền Tây, của ẩm thực sông nước mà tạo được sức hút, níu được bước chân người khách đường xa, đến rồi lại không muốn rời đi nữa.