Đặc sản Thanh Hóa, hương vị làm say lòng người
Nội dung chính
Thanh Hóa hiện vẫn còn lưu giữ và phát huy rất nhiều hình thức văn hóa truyền thống như dân ca, dân vũ, ca trù hay hát xoan,… Đồng thời nơi đây cũng là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc còn có nhiều loại hình văn nghệ dân dan khác nữa như hát xường của người Mường, khắp của người Thái,…
Cũng chính vì sự đa dạng về con người, dân tộc như vậy mà ẩm thực xứ Thanh cũng mang rất nhiều nét độc đáo riêng với những món ăn ngon như nem chua, chả tôm, gỏi cá, bánh răng bừa, mắm tép,… mà đi đâu, làm gì người ta cũng nhớ về.
Đặc sản xứ Thanh
Nem chua Thanh Hóa
Có thể nói trong tất cả các loại nem của nhiều địa phương trong cả nước thì Thanh Hóa là nơi sản sinh ra loại nem chua thơm ngon bậc nhất và được rất nhiều người biết đến. Nem chua Thanh Hóa có vị chua đặc trưng vừa miệng và không quá, thịt nem giòn, thơm và có một chút ngọt đủ để khiến người khác phải xao xuyến.
Với sự khéo léo và kinh nghiệm dày dạn của mình, người dân Thanh Hóa đã kết hợp các nguyên liệu làm nem một cách phù hợp, nem được gói rất chắc, lên men màu hồng ấn tượng, tăng thêm hương vị nhờ các loại lá ổi, lá dinh lăng, miếng tỏi và lát ớt.
Bánh răng bừa
Bánh răng bừa, vừa quen vừa lạ, vừa độc đáo mà lại rất dân dã. món bánh được làm từ bột gạo tẻ, có nhân thịt với nấm mộc nhĩ và được bọc lại bằng lá dong. Bánh răng bừa có hình dáng thuôn dài, phần giữa của chiếc bánh hơn nhọn, nhìn vào khiến người ta liên tưởng đến chiếc răng bừa quen thuộc của người nông dân.
Bánh răng bừa được bọc bởi lớp lá dày dặn, chắc nịch. Vỏ bánh dẻo thơm, ngon ngọt và một chút giòn mềm lạ lẫm. Nhân bánh tuy không nhiều nhưng được nêm nếm vừa ăn, thấm vào trong từng lớp bột nêm ăn ngon hơn, đậm đà hơn. Đặc biệt, khi ăn bánh chấm với chén nước mắm chanh ớt chua chua cay cay thì lại không biết ngán là gì.
Canh lá đắng
Cánh lá đắng được nấu từ lá đắng (lá mật vịt) cùng với các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, lòng gà hay nấu với các loại cá mương, cá đồng đều được. Canh lá đắng là mốt món ăn quen thuộc trong đời sống của người Mường ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa.
Lá đắng vốn là một loại lá cây rừng và được người dân sử dụng để chế biến thành món ăn. Những người mới thử canh lá đắng lần đầu sẽ cảm thấy hơi khó ăn một chút vì cái vị đắng đặc trưng của lá, song cũng chính cái vị đắng đó lại khiến cho nhiều người phải mê mẩn, say đắm.
Bánh đa Minh Châu
Là Minh Châu nằm bên bờ sông Chu thuộc xã Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa, nơi đây được nhiều người biết đến là làng nghề bánh đa có bề dày lịch sử lên đến hàng trăm năm. Bánh đa Minh Châu bình dị, mang những nét đẹp văn hóa dân dã, hương đồng gió nội đậm đà trong từng chiếc bánh.
Bánh đa Minh Châu được làm hoàn toàn từ bột gạo, được đổ khá dày và có nhiều vừng. Với chiếc bánh đa, chỉ cần nướng giòn lên và chấm với chén nước mắm mặn, thêm vài lát ớt cay cay là đủ ngon. hay món bánh đa ăn với hến xào sông Chu cũng là một món ăn được người dân nơi đây ưa thích. Lấy miếng bánh tráng mè giòn rụm, xúc miếng hến rồi thưởng thức, cái cảm giác rôm rốp trong miệng rất dễ gây nghiện.
Bánh gai Tứ Trụ
Bánh gai Tứ Trụ là đặc sản của làng Mía, xã Tứ Trụ xưa, nay là xã Tho Diên, huyện Thọ Xuân. Trước đây dân làng chỉ làm bánh gai trong những dịp đặc biệt, quan trọng như ngày Tết, lễ hội, những dịp giỗ, kỵ. Tuy nhiên, vì nhu cầu ngày càng nhiều của người dân trong vũng và khách du lịch nên bánh được làm thường xuyên với số lượng nhiều hơn.
Bánh gai tứ trụ được làm từ gạo nếp nương được giã mịn cùng với lá gai được lấy từ trong rừng, vị ngọt của bánh chính là nhờ sử dụng mật mía. Bánh có nhân được làm từ thịt, đậu xanh, đường và của dầu chuối nữa nên rất thơm và ngậy. Bên ngoài vỏ bánh sẽ được rắc những hạt vừng rang trắng tinh thơm béo và bọc lại bằng lá chuối khô.
Đặc sản biển xứ Thanh
Gỏi cá Sầm Sơn
Gỏi cá Sầm Sơn ăn với các loại rau húng, ngò, rau răm, đinh lăng, lá mơ, thêm vài lát khế chua, chuối xanh thải mỏng nữa. Các loại rau thanh mát, cuốn ăn cùng với miếng gỏi cá béo gậy, ngọt thanh tự nhiên, chấm vào chén nước mắm pha đậm đà. Hương vị tuyệt trần này là một đặc sản của Thanh Hóa.
Gỏi cá ở đây người ta dùng loại cá có ít xương, thường nặng chừng 3 – 5 kg, cá sau khi được rửa sạch sẽ đem lạng riêng phần thịt ra. Thịt cá được ướp với nước cốt chanh cho chín tái và thính gạo thơm béo. Nước chấm dùng cho món gỏi cá Sầm Sơn cũng khá cầu kỳ, được pha trộn từ da, gan cá, trứng vịt, thịt ba chỉ cùng các loại gia vị như tỏi khô, mắm, muối, đường và một chút vị chua từ mẻ. Nước sốt sánh đặc, vàng ươm vô cùng cuốn hút.
Mắm cáy
Mắm cáy được làm từ những con cay có ngoại hình hao hao giống cua đồng là một món mắm sẵn sàng đánh bật được hết các loại mắm tôm, mắm tép khác. Những con cáy sau khi đã được bắt về, đem rửa sạch, bóc bỏ phần yếm và hoi của nó đi, chặt phần đầu còng của nó rồi cho tất cả vào cối đá giã nhuyễn. Sau khi giã, mắm cáy được trộn cùng với muối và thính, cho vào vại để ủ lại. Ở phái trên nén là nén vỉ tre rồi đem ra nắng để phơi.
Muốn có được một mẻ mắm cáy ngon phải chờ chừng một tháng. Đây là một niềm tự hào của người Thanh Hóa, vị mắm thơm ngon, mùi ngai ngái. Ăn thịt luộc mà chấm với mắm cáy thì còn gì bằng.
Cá rô Đầm Sét
Cứ thử ăn cá rô Đầm Sét một lần đi rồi bạn sẽ thấy những món cá rô mà bạn ăn sau đó đều vô vị. Cá rô Đầm Sét là đặc sản của người dân xứ Thanh. Chỉ là những con cá to cỡ hai đầu ngón tay khép kín, có màu vàng nghệ, tròn trịa thôi mà lại có sức hút lớn đến vậy. Cá rô Đầm Sét đem chiên vàng lên cũng giòn ngon và nấu canh chua cũng rất béo bở, ngọt lành.
Chả tôm
Đối với các vị khách phương xa thì chả tôm chính là một món ăn rất có sức hút, rất ngon miệng và bổ dưỡng. Chả tôm là được làm từ thịt tôm giã nhuyễn và được trộn thêm ít bột gấc để tạo màu sắc nổi bật. Không chỉ có tôm không, muốn cho hương vị đậm đà hơn, thanh ngọt hơn thì người ta còn dùng thêm với thịt ba chỉ bằm xào hành tỏi để làm nhân.
Chả tôm sau khi đem nướng trên bếp than hoa tỏa mùi thơm vô cùng quyến rũ. Chưa ăn đã thích, ăn rồi thì mê luôn.