Cao – Bắc – Lạng, một cung đường và nhiều những món ăn
Nội dung chính
Cao – Bắc – Lạng vừa là một vùng chiến lược, là tên của một chiến dịch trong thời chống Pháp diễn ra ở 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và lạng Sơn. Còn hiện nay, Cao – Bắc – Lạng còn là cách gọi tắt cho một cung đường nối liền ba tỉnh.
3 tỉnh vùng Đông Bắc này với những điểm khác biệt về con người, về văn hóa và cách sống. Trên cung đường này, du khách sẽ có dịp được thưởng ngoạn cảnh đẹp sông nước hữu tình của đất nước và trên đường đi cũng sẽ được dịp thưởng thức những món ngon, những đặc sản nức tiếng khắp nơi mà ai cũng muốn mình được một lần nếm thử.
Đặc sản Cao Bằng
Ở Cao Bằng có những di tích, những địa danh lịch sử hay những danh lam thắng cảnh như Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, động Ngườm Ngao, thác Bản Giốc thì cũng ở Cao Bằng có những món đặc sản như vịt quay 7 vị, bánh chè lam, bánh khả, rau dạ hiên hay lạp sườn, miến dong Phia Đen,…
1. Vịt quay 7 vị
Sở dĩ món vịt này được gọi với tên như vậy là vì người Tày ở miền Đông Cao Bằng khi chế biến món ăn ngày, trong khẩu tẩm ướp thì họ có dùng đến 7 loại gia vị khác nhau và bí quyết này chỉ có người dân bản địa mới biết được.
Nước ướp 7 vị của món vịt đem hòa lẫn với mắm muối cho vào bụng vịt để gia vị thấm sâu trong từng thớ thịt. Sau đó dùng lạt tre khâu bụng vịt lại không cho nước chảy ra ngoài. Trước khi được đem nướng trên than hồng, toàn thân của vịt cũng được quét dấm và rưới mật ong. Để cuối cùng, thịt vịt vừa mềm, vừa có vị ngọt đậm, da vịt cũng dai thơm, khiến thực khách bị mê hoặc.
2. Rau dạ hiến
Một điều đặc biệt là người ta chỉ có thể tìm thấy rua dạ hiến ở các vùng núi đá Cao Bằng mà thôi. Thân cây dạ hiến giòn và dễ bẻ gãy. Thông thường, rau chỉ xuất hiện vào khoảng tháng 2 đến tháng 7 âm lịch, những ai hái được loại rau này thì phải may mắn lắm.
Rau dạ hiến thơm ngon không cần phải chế biến quá cầu kỳ, chỉ đơn giản là ngắt cọng ngắn và đem xào tái là đã có thể thưởng thức ngay. Vị rau dạ hiến vừa béo ngậy, thơm thơm, rất khác lạ với những loại rau khác, nhiều khi còn hấp dẫn hơn cả những loại danh phẩm, sơn hào hải vị khác nữa.
Bên cạnh đó, giá trị của rau dạ hiến còn được nâng lên bội phần khi nó còn là một vị thuốc mạnh gân cốt, bổ thận. Rễ của cây dạ hiến đỏ còn là một vị thuốc chữa vô sinh hiệu quả.
3. Miến dong Phia Đén
Phia Đén là một xóm nhỏ thuộc xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, nơi đây nổi tiếng với sản phẩm miến dong được làm từ bột dong riềng nguyên chất
Nhờ điều kiện đất đai cũng như khí hậu đặc biệt ở đây giúp cho cây dong riềng phát triển rất tốt, chất lượng cao hơn, khi dùng làm miến cũng ngon hơn so với những loại dong khác. Sợi miến dong Phia Đén bóng đẹp, dai giòn và có hương thơm đặc trưng. Khi nấu lên, sợi miến không mềm, trong, để lâu không bị bở nát.
4. Lạp sườn
Chính là hương vị đậm đà của thịt nạc vai ướp các gia vị đặc trưng từ núi rừng đã tạo nên miếng Lạp sườn Cao Bằng chua chua, thơm ngậy.
Lạp sườn Cao Bằng là sự kết hợp của thịt hun khói, lá và quả mắc mật, củ gừng núi, tất cả được hòa trộn lại với nhau và nhồi vào trong cái vỏ lòng non dai ngon. Khi lạp sườn đã được sấy khô và có thể dùng được, người ta dùng lạp sườn để nướng trên than hoa hay để rán vàng đều, ăn chấm với tương ớt, có thêm vài cọng rau thơm, dưa chuột rất đượm.
Đặc sản Bắc Kạn
Đã có dịp đặt chân lên mảnh đấy này rồi thì đừng vội vàng gì chuyện ra về mà không nán lại một chút để có dịp thưởng thức hết những miếng ngon nơi đây trong điệu hát then, bên bếp lửa nhà sàn giữa núi rừng đại ngàn đầy gió bạn nhé.
1. Miến dong Na Rì
Nếu như Cao Bằng có miến dong Phia Đén thì Bắc Kạn cũng không ngần ngại khoe với thực khách món miến dong Na Rì, một loại miếng dong được làm thủ công từ bàn tay khéo léo của người dân nơi đây. Chính vì thế mà miến dong Na Rì vẫn giữ được màu sắc tự nhiên vốn có với màu vàng hoặc trong đục, sợi miến dai, khi nấu lên vô cùng thơm ngon, sạch sẽ, nhất là để lâu thì không bị nát.
2. Tôm chua Ba Bể
Trong khi tôm chua Huế cũng đã khá nổi tiếng với thực khách trong và ngoài nước rồi thì tôm chua Ba Bể, tuy không sánh bằng về độ nổi tiếng, nhưng xét về hương vị thơm ngon thì còn phải xem lại. Tôm chua Ba Bể mang lại một mùi vị rất riêng thì những con tôm của vùng miền núi săn chắc và thơm ngọt. Món ăn này từ lâu đã trở nên thân quen với người đồng bào nơi đây, còn với thực khách, càng ngày nó càng được biết đến nhiều hơn ở cái vị không lẫn vào đâu được.
3. Cá nướng Ba Bể
Đã có dịp ăn món tôm chua Ba Bể rồi thì bạn sẽ không nỡ lòng nào mà bỏ qua món cá nướng Ba Bể đâu. Những con cá chỉ khoảng bằng ngón tay cái hãy còn tươi nguyên, vẫn giãy đành đạch vừa được bắt lên từ dưới hồ Ba Bể được rửa sạch nhanh chóng rồi kẹp vào vỉ và đem đi nướng ngay. Cá ở hồ này không nhiều, nhưng con nào con nấy thịt chắc ngọt và trắng trẻo.
Vừa ngồi bên hồ Ba Bể, vừa thưởng thức những con cá nướng thơm lừng, dai bùi và béo ngậy, nhâm nhi thêm chén rượu ngô cay ngọt nơi đầu lưỡi. Vừa thưởng thức, vừa ngắm cảnh, vừa thủ thỉ tâm tình với những người bạn, bức tranh đó ai cũng muốn mình được vẻ lên.
4. Khâu nhục
Khó có ai có thể quên được mùi vị hấp dẫn, vừa thơm ngon, vừa ngọt bùi lại không quá béo ngậy của món khâu nhục, món ăn mang đậm nét đẹp ẩm thực văn hóa người Bắc Kạn.
Món khâu nhục này là được làm từ khoai môn Bắc Kạn bên trong phải có vân màu tím, thịt ba chỉ không qua nhiều mỡ để không bị ngán cùng nhiều nguyên liệu khác để làm nhân như thịt, nấm hương, mộc nhĩ. Tuyển chọn nguyên liệu công phu, cách chế biến phức tạp, cho đến khâu trình bày cũng tỉ mĩ chi tiết nữa. Bởi vậy, ngay từ cái nhìn đầu tiên, khâu nhục đã chinh phục được thực khách.
Đặc sản Lạng Sơn
Nhắc đến đặc sản Lạng Sơn thì chúng ta không thể không nhắc đến phở chua, phở vịt quay, nem nướng Hữu Lũng, bánh cao sằng hay các loại trái cây như đào Mẫu Sơn, hồng Bảo Lâm hay quýt Bắc Sơn,…
1. Vịt quay
Món vịt quay này được làm từ giống vịt bầu Thất Khê. Vịt sau khi đã được làm sạch, mổ bụng ra và lấy hết nội tạng. Các loại gia vị gồm hành, hạt tiêu, lá móc mật được nhồi vào bên trong bụng của con vịt và khâu kín lại. Ở bên ngoài da, vịt được tẩm một lớp mật ong, chờ chừng 10 phút rồi mới đem quay trên lửa than hoa. Người ta không quay vịt cho đến lúc chín mà chỉ quay trong vòng 15 phút rồi nhúng vào chảo mỡ sôi đảo qua lại rồi cho ra rá, để nguội.
Món vịt quay Thất Khê khi chín, da vịt màu cánh dán hấp dẫn, những loại gia vị từ bên trong bụng vịt thâm ra ngoài kết hợp với vị mật ong từ bên ngoài gặp nhau, làm nên mùi vị thơm ngon tuyệt đối của món ăn.
2. Phở chua
Phở chua của người dân Lạng Sơn cũng được chế biến công phu không kém, có lẽ chính sự đầu tư bài bản đó mà món ăn hấp dẫn, chinh phục được biết bao nhiêu là thực khách khó tính đến từ khắp nơi.
Phở chua khi thưởng thức, vừa có cảm giác béo ngậy từ thịt xá xíu; giòn bùi từ khoai, lạc; cay xè của ớt tươi và vị tươi mát chống ngán của dưa chuột. Từ lâu, phở chua đã trở thành niềm tự hào của người Lạng Sơn, nên dù món ăn này hiện có xuất hiện ở nhiều tỉnh thành khác nữa thì chỉ duy nhất ở Lạng Sơn mới mang lại hương vị đúng chuẩn của nó.
3. Lợn quay
Không giống với những món lợn quay ở nơi khác, lợn quay Lạng Sơn khi quay được nhồi vào bụng loại lá mắc mật bánh tẻ – một loại gia vị, một loại lá rừng mà đồng bào người Tày, Nùng hay dùng và chỉ có ở rừng núi nơi đây.
Con lợn hãy còn nguyên con được quay đề trên bếp than đỏ lửa, chốc chốc người đầu bếp lại quét lên trên mình lợn một lớp dầu và mật ong pha giấm để không bị cháy và để có được màu sắc cũng như hương vị hướng đến. Khi quay chín tới, người ta sẽ dùng vải thấm nước rồi lau qua mình lợn và quạt lửa thật mạnh để bì lợn được phồng lên. Mới chỉ nghe qua cách quay thôi cũng đã rất thú vị rồi phải không? Còn hương vị, thịt lợn quay lá móc mật dai thơm vị đặc trưng, rất ngọt còn bì lợn thì giòn rụm, ăn mãi không chán.
4. Nem nướng Hữu Lũng
Để có được món nem này, người thợ phải đi từ khi trời còn tờ mờ sáng để láy được phần thịt lợn ngon nhất, không quá nạc cũng không quá mỡ, thịt lợn vừa mới mổ ra hãy còn nóng mới được.
Thịt lợn được thái sợi nhỏ, bì lợn cũng cạo sạch lông rồi đem luộc chính lên và thái ợi mảnh, càng nhỏ càng tốt. Thịt và bì lợn sau đó được đem trộn chung với thính và gọi kỹ trong lá chuối tươi. Nem sau khi đã lên men thành công, người ta lấy nó ra nướng trên than hồng cho cháy lớp lá đi, đến khi một mùi thơm như mời gọi tỏa ra từ lớp lá phía trong thì lấy ra ăn kèm với lá đinh lăng, lá sung chấm tương ớt. Hương vị này, thực sự rất khó chối từ.